Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Quy trình niềng răng đạt chuẩn


Quy trình chính là yếu tố quyết định sự thay đổi của hàm răng theo chiều hướng nào và tốc độ ra sao, có an toàn và thuận lợi cho bệnh nhân hay không. Niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt, bạn cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa có quy trình điều trị đạt chuẩn, các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng.


>> Răng sâu có nguy hiểm không
>> Răng sâu gây hôi miệng
>> Sâu răng số 8 hàm trên

Thông thường quá trình niềng răng cho trẻ em thực hiện gồm các bước sau:


 ​

– Bước 1: Thăm khám sơ bộ: Chụp X Quang để phân tích tương quan cấu trúc hàm mặt; Đo tương quan khớp cắn; Tư vấn loại khí cụ và hướng điều trị cho bệnh nhân

– Bước 2: Lấy thông số dấu hàm để chỉ định or thiết kế khi cụ cho phù hợp, đồng thời lên phác đồ điều trị chi tiết

– Bước 3: Gắn khí cụ lên răng và chỉ định lực xiết phù hợp

– Bước 4: Theo dõi tiến trình di chuyển của răng và kết thúc điều trị khi hàm răng ổn định như ý

Dựa vào những tiêu chí trên đây sẽ giúp bạn có thể chọn được một trung tâm nha khoa tốt, uy tín để chỉnh nha niềng răng cho trẻ.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Phẫu thuật hàm hô mang lại nụ cười mới với hàm răng đều đẹp

Phẫu thuật hàm hô tùy thuộc vào nguyên nhân của khách hàng mà có các cách thực hiện khác nhau. Thông thường, khi bị hô, người ta thường nghĩ niềng răng là đúng. Nhưng thực chất, nếu hô do răng thì sử dụng niềng răng là thích hợp, nếu hô do hàm hoặc do cả răng lẫn hàm phải thực hiện phẫu thuật hàm hô.


>> bị sâu răng uống thuốc gì
>> sâu răng nên nhổ hay trám

Trong phẫu thuật hàm hô, lại được chia ra thành những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của khách hàng, từ đó có quyết định cắt dời hàm hay kết hợp cả niềng răng để đạt hiệu quả tối ưu hay không.

Đối tượng phẫu thuật hàm hô

– Những người có độ tuổi từ 18 trở lên

– Những trường hợp bị hô do hàm từ mức độ nhẹ đến nặng

– Người có mong muốn cải thiện khớp cắn và cân bằng nụ cười

Ưu điểm phẫu thuật hàm hô


– An toàn, hiệu quả cao và nhanh chóng

– Không để lại sẹo xấu, khắc phục mọi tình trạng hàm hô

– Mang lại nụ cười tươi tắn, khuôn hàm đều đặn và hài hòa với gương mặt

Quy trình phẫu thuật hàm hô

Bước 1: Tư vấn và thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành đo điện tim, xét nghiệm máu, chụp X quang hàm nhằm đưa ra chỉ định phù hợp.

Bước 2: Gây mê nhẹ.

Bước 3: Phẫu thuật.

– Nếu hô hàm trên: bác sĩ sẽ tiến hành cắt tiền đình hàm, nhổ 2 răng số 4 để tạo khoang trống. Qua khoang trống này, thực hiện đường cắt phẫu thuật đi qua 2 khe răng nhổ dọc trên cung xương hàm và dời lùi hàm trên về sau theo tỷ lệ đã đo đạc, rồi cố định bằng nẹp vis.

– Nếu hô kèm hở lợi nhiều: bác sĩ sẽ cắt Lefort I, đẩy hàm lùi về sau, lún lên trên, cho phép chỉnh hô kèm hở lợi cùng lúc.
Bước 4: Tư vấn, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Hiệu quả

– Hết hô sau 1 lần phẫu thuật.

– Giải quyết đồng thời hô và cười hở lợi.

– Gương mặt cân đối, hài hòa hơn

– Hoàn chỉnh khớp cắn.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em

Có khá nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng con mình còn nhỏ, còn răng sữa nên ít quan tâm tới việc chăm sóc răng cho bé. Thực tế cho thấy tỉ lệ trẻ em gặp các vấn đề răng miệng rất cao và cần phải thực hiện nhổ răng. Vậy bạn cần biết những lưu ý khi nhổ răng trẻ em là gì để có sự chuẩn bị tốt và tạo sự thoải mái cho trẻ.


>> Nha khoa tốt nhất tại quận 12

Thông thường, khi bé từ 6 tháng – 10 tháng thì sẽ mọc răng sữa. Những chiếc răng đầu tiên này sẽ giúp bé làm quen với việc nhai thức ăn nên việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai của trẻ.

- Các răng sữa mọc lên kích thích xương hàm phát triển, chuẩn bị cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu nhổ răng sữa quá sớm, xương hàm không phát triển bình thường, không đủ chiều rộng sẽ khiến các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ bị thiếu chỗ, dễ mọc ngầm, mọc lệch gây mất thẩm mỹ và dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng.


- Nếu nhổ răng cửa và răng nanh cho trẻ quá sớm (trước 5 tuổi) thì nguy cơ xương hàm trước sẽ không được nở nang đều đặn khiến hàm trên dễ bị thụt lùi ra phía sau.

- Các răng vĩnh viễn quan trọng nhất là răng số 6, cần chữa sớm để nhai và duy trì khớp răng vĩnh viễn tốt. Nếu không may nó bị hư, mẻ, không phục hồi lại được thì nên quyết định nhổ sớm trước khi răng số 7 mọc càng sớm càng tốt, các mầm răng số 7 có thời gian di chuyển về phía gần ngay trong xương hàm và sau này sẽ mọc thế chỗ răng số 6 được.

- Phụ huynh không nên nhổ răng bằng chỉ cho trẻ, điều này rất nhiều ba mẹ làm với con mình. Việc làm này dễ gây chảy máu nướu răng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm. Ngoài ra nếu bé đang gặp một số bệnh như máu không đông thì việc tự nhổ răng tại nhà sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nhổ răng trẻ em không hề đơn giản như chúng ta vẫn hay nghĩ. Đã có rất nhiều trường hợp ba mẹ tự nhổ răng ở nhà cho con gây nhiễm trùng, rách nướu…Vì vậy bạn nên tìm hiểu những lưu ý khi nhổ răng trẻ em để con trẻ mình có được sự thoải mái và an toàn nhé.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Vì sao răng lại bị mẻ và gây ê buốt?

(Câu hỏi khách hàng) Em thấy tình trạng răng miệng gần đây rất xấu. Dù không có va chạm gì nhưng răng vẫn có hiện tượng bị mẻ dần. Cả răng cửa và răng hàm, đầu tiên là mẻ ở rìa răng. Chỗ bị mẻ đó lại bị ê buốt, cảm giác này ban đầu khá nhẹ, về sau thấy nghiêm trọng hơn. Đôi khi không ăn nhai được ở răng hàm. Hiện tượng này của em là như thế nào ạ? Vì sao răng bị mẻ đi như thế và làm sao để khắc phục bây giờ bác sỹ? Mong bác sỹ tư vấn giúp, em cảm ơn ạ!


>> tại sao phải trám răng
>> sâu răng nổi hạch

Răng bị mẻ có nhiều nguyên nhân, trước hết là do va chạm. Nguyên nhân tiếp theo là do ăn nhai, còn yếu tố như vi khuẩn tấn công là hỏng men răng là dáng lo ngại nhất vì nó diễn ra âm thầm, bạn không thể nhận biết cho đến khi bệnh nặng và sẽ không thuyên giảm nếu không có biện pháp ngăn ngừa. 


Nếu bạn đã loại trừ được nguyên nhân răng bị mẻ do va chạm thì chỉ còn lại những yếu tố khác gây ra tình trạng mẻ răng. Và đó là những nguyên nhân mà nếu bạn không chữa trị thì sẽ không dừng lại. Chứng sẽ tiếp tục xâm lấn răng nghiêm trọng hơn so với tình trạng hiện tại.

Thông thường, nếu mẻ nhẹ bạn chỉ cần trám lại để che đi phần ngà răng bị lộ. Nếu nặng hơn thì phải có biện pháp khác, chuyên khoa hơn, hoặc bọc răng sứ lại cho những chiếc răng này. Chiếc vỏ sứ bên ngoài sẽ che chở, bảo vệ cho răng bị mẻ.

Cảm giác ê buốt không những không còn mà hình thể những chiếc răng mẻ cũng được cải thiện rõ nét. Răng sẽ thẩm mỹ hơn, chỗ khuyết thiếu men răng sẽ được bù đắp lại đầy đặn, đem lại tỷ lệ chuẩn cho răng bị mẻ, sao cho giống mới hình thể của nó như ban đầu.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

5 bước phục hồi răng cửa bị mẻ cực hiệu quả nên biết

Phục hồi răng cửa bị mẻ có thể sử dụng bằng 2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay, đó là hàn trám và bọc răng sứ. Tuy nhiên nên sử dụng phương pháp nào vẫn khiến nhiều người lưỡng lự trước khi quyết định điều trị răng mẻ. Thấu hiểu nỗi lo của mọi người, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất với mình.

>> nhổ răng sâu hàm dưới
>> sâu răng hàm trên

– Phục hồi răng cửa bị mẻ bằng hàn trám

Trám răng cửa bị mẻ là cách bù thêm chất liệu trám vào phần răng bị mẻ một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Trước kia, xi-mang silicat, amalgam sẽ là những vật liệu trám cơ bản, nhưng hiện nay composite lại là chất liệu hàn trám được sử dụng nhiều nhất bởi mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội hơn, đặc biệt là tính thẩm mỹ, cho chất trám có màu sắc tự nhiên, tương đồng với răng thật.

Phục hồi răng bị mẻ bằng phương pháp hàn trám sẽ giúp bệnh nhân không cần tốn kém thời gian và chi phí điều trị mà vẫn lấy lại dáng răng cửa nguyên vẹn như trước kia.


– Phục hồi răng cửa bị mẻ bằng bọc răng sứ

Bọc răng sứ là gì, là cách tạo ra một mão sứ giống như răng thật đến từng gỡ rảnh để chụp ra bên ngoài răng tự nhiên. Để nói về hiệu quả phục hồi răng cửa, thì bọc răng sứ vẫn là cách khắc phục răng xấu hoản hảo nhất hiện nay. Bởi, tuy bọc răng sứ sẽ tác động lên răng bằng cách mài cùi răng nhỏ đi 1 chút để có thể chụp được mão sứ ra bên ngoài.

Tuy nhiên kỹ thuật mài cùi răng sẽ hoàn toàn không đau và không ảnh hưởng gì nhiều đến răng thật của bạn và mang lại cho bạn nhiều ưu điểm vượt trội hơn hàn trám như:

+ Răng sứ có màu sắc giống như răng thật nên bọc sứ sẽ mang lại cho bạn hàm răng trắng sáng giúp bạn tự tin hơn với nụ cười của mình.

+ Nếu như phương pháp hàn trám sau 1 thời gian sẽ có xu hướng bong bật hoặc gãy vỡ khỏi hàm răng, thì bọc răng sứ sẽ áp dụng được cho cả những răng cửa bị mẻ lớn, duy trì hiệu quả lâu dài, và có thể tồn tại vĩnh viễn trên hàm răng của bạn.

+ Bên cạnh đó, bọc răng sứ còn giúp bạn có khớp cắn hoàn hảo hơn, đảm bảo việc ăn nhai được tốt hơn. Răng sứ có độ bền cao hơn so với răng thật nên bạn hoàn oàn có thể yên tâm, với răng sứ bạn vẫn có thể ăn nhai một cách bình thường.

Để khẳng định thêm việc bọc răng sứ là cách phục hồi răng cửa bị mẻ tối ưu nhất, các bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ. Một quy trình hoàn toàn nhanh chóng, bạn sẽ có răng mới ngay trong ngày mà không cần phải chờ đợi thời gian qua nhiều lần hẹn.

– Bước 1: Trước tiên bạn sẽ được khám tổng quát để đánh giá tình trạng răng cửa bị mẻ, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu chụp xquang. Từ đó dựa vào kết quả khám và đọc phim xquang bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cũng như lên kế hoạch điều trị chi tiết.

– Bước 2: Vệ sinh sạch khoang miệng cũng như điều trị bệnh lý tại răng cửa nếu có. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cách chọn mão răng sứ phù hợp với bạn nhất.

– Bước 3: Gây tê và mài bớt một phần cùi răng cửa để bọc răng sứ. Công đoạn này sẽ khiến bệnh nhân lo lắng vì sợ mài cùi răng sẽ đau và ảnh hưởng đến răng thật. Nhưng thuốc tê sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn trong khi thực hiện.

– Bước 4: Bác sĩ sẽ lấy dấu cao su để các kỹ thuật viên phòng Labo sẽ dựa vào dấu răng này thiết kế ra chiếc răng phù hợp với từng bệnh nhân.

Bước 5: Cuối cùng là gắn răng sứ lên răng cửa bị mẻ, răng sứ trước khi gắn sẽ được bác sĩ kiểm tra độ khít sát, màu răng sứ cũng như hình dáng của răng và đặc biệt hơn là bệnh nhân thấy hài lòng.ư\

2 cách chỉnh răng hô hàm trên triệt để đã được kiểm chứng

Răng hàm trên hô vẩu có thể được chữa trị bằng nhiều cách. Tuy nhiên, chỉ có 2 cách khả dĩ nhất có thể mang lại hiệu quả chỉnh răng hô hàm trên mà trong tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng, không bị giới hạn đó là niềng răng và phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.


>> phòng bệnh sâu răng phải làm sao
>> mất bao lâu để sâu răng phát triển

1. Niềng răng để chỉnh răng hô hàm trên

Phương pháp sử dụng các mắc cài để kéo chỉnh răng hô vẩu là cách chỉnh răng hô hàm trên chính thống nhất áp dụng cho tất cả các trường hơp hô do răng gây ra dù ở mức độ nào.

Bản chất của răng hô do răng là bởi sự mọc răng có những lệch lạc, bị sai thế, không song song với phương đứng.


Bản chất của niềng răng lại là sử dụng các mắc cài để làm răng di chuyển. Từ đó, răng sẽ được kéo lui vào trong với thế đúng, song song với phương thẳng đứng. Nhờ thế mà răng hết hô vẩu.

Tuy nhiên mức độ chỉnh răng hô hàm trên do răng tới đâu là do kỹ thuật áp dụng quyết định. Nếu kỹ thuật chỉnh nha hiện đại và có bác sỹ giỏi đảm trách thì mới có thể yên tâm khi điều trị.

2. Phẫu thuật chỉnh răng hô hàm trên

Phương pháp này áp dụng khi nguyên nhân gây ra răng hô vẩu là do sự phát triển và đưa ra quá mức của xương hàm trên so với xương hàm dưới và với cấu trúc tổng thể của khuôn mặt.

Trong tình huống này niềng răng không mang lại hiệu quả mà chỉ có thể thực hiện phẫu thuật để tác động vào xương hàm. Hướng điều trị là giải phẫu hàm mặt để cắt bớt xương hàm trên và đẩy lùi vào trong hoặc kết hợp với dời hàm dưới ra ngoài sao cho hài hòa với nhau và với cả khuôn mặt.

Đây là trường hợp hô vẩu mà chỉ phẫu thuật mới tạo ra hiệu quả, tất cả những phương pháp khác đều không có tác dụng.

Vấn đề đáng nói là ở chỗ, phẫu thuật chỉnh hàm hô không không dễ thực hiện. Tại Nha Khoa KIM, chỉ những bác sỹ đã qua đào tạo chuyên sâu, tu nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình và có nhiều năm kinh nghiệm điều thành công thực tế mới được đảm đương điều trị chỉnh răng hô hàm trên bằng cách phẫu thuật cho bệnh nhân.


Bạn có thể kiểm chứng được điều này chỉ sau một lần đến Trung tâm Nha Khoa KIM và được trực tiếp bác sỹ chuyên sâu chỉnh nha và chỉnh hình hàm mặt tư vấn.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

(Trích câu hỏi khách hàng) Chào bác sĩ! Bé nhà em năm nay được 12 tuổi, hàm trên của bé răng mọc không đồng đều, khấp khểnh, thụt vào thụt ra trông mất thẩm mỹ. Em có nghe mấy chị đồng nghiệp khuyên nên cho bé niềng răng ngay bây giờ. Nhưng em chưa yên tâm vì bé đang còn nhỏ, nên nhờ bác sĩ tư vấn giúp cho em độ tuổi thích hợp niềng răng trẻ em khi nào, bé nhà em giờ có thể niềng răng được chưa. Em cảm ơn nhiều. (Phương Loan, Bình Định)



Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

Khi trẻ có những dấu hiệu răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô móm… các bậc cha mẹ nên quan sát và chi bé đến gặp bác sĩ để kịp thời nắn chỉnh lại răng. Việc nắn chỉnh lại răng cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay cả khi trong giai đoạn răng sữa. Nếu chậm trễ hay bỏ qua thời điểm niềng răng cho trẻ em chỉ càng khiến tình trạng răng của trẻ trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ khi trưởng thành và kéo dài thời gian niềng răng hơn.


Niềng răng cho trẻ em được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn răng sữa (Từ lúc bắt đầu mọc răng sữa – 5 tuổi)

Nếu trong giai đoạn này trẻ không được nắn chỉnh răng phù hợp, kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn về sau.

Trong giai đoạn này, trẻ thường hay bị sâu răng và việc nhổ bỏ răng sữa sớm sẽ làm cho các răng còn lại có chiều hướng mọc lệch vào chỗ khoảng trống của chiếc răng đã mất, điều này làm cho các răng vĩnh viễn bên dưới xương hàm không đủ khoảng trống để mọc lên trên, điều này rất dễ gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ sau này.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ rất ít chỉ định niềng răng cho trẻ mà thường áp dụng các phương pháp điều chỉnh răng trẻ mọc đúng hướng.

- Giai đoạn răng hỗn hợp (Trẻ từ 6 – 12 tuổi)

Ở giai đoạn này, sự phát triển của răng ở trẻ đã dần được ổn định. Răng vĩnh viễn dần thay thế cho những chiếc răng sữa.

Việc niềng răng trong độ tuổi này giúp điều chỉnh sớm những lệch lạc của răng hiện tại và sắp xếp các khoảng trống phù hợp để các răng vĩnh viễn mọc theo đúng vị trí. Đây là giai đoạn, xương hàm của trẻ phát triển tương đối ổn định nên thích hợp cho việc chỉnh sửa những sai lệch như răng hô móm, răng mọc lệch, lộn xộn và giúp cho quá trình điều trị sau này trở nên đơn giản hơn.

- Giai đoạn răng vĩnh viễn (Trẻ từ 13 – 21 tuổi)

Giai đoạn răng vĩnh viễn hay còn gọi là giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này xương hàm sẽ phát triển rất nhanh, và các vấn đề về xương hàm như hô, móm, các vấn đề về răng như mọc lệch, chen chúc, hô, móm,… sẽ biểu hiện rõ ràng nhất. Việc chỉnh nha niềng răng ở giai đoạn này bác sĩ thường dựa vào sự phát triển trên tổng thể khuôn mặt và hàm răng của trẻ để lên kế hoạch nắn chỉnh răng phù hợp nhất với khuôn mặt của trẻ.

Việc nắn chỉnh răng cho bé đúng thời điểm tại một địa chỉ nha khoa uy tín chính là giải pháp giúp bé luôn có hàm răng đều đẹp vĩnh viễn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về việc niềng răng cho trẻ em hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Nghiến răng ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng bé xíu đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Lúc này, nhiều bậc phu huynh không khỏi ngạc nhiên khi thấy con mình vô cớ nghiến răng. Một cách tự nhiên, nhiều bố mẹ sẽ tự hỏi không biết trẻ có bị căng thẳng không, hoặc nghiến răng như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không. Nếu đang có con nhỏ, nhiều khả năng là bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này đúng không nào?

>> Trị sâu răng bao nhiêu tiền
>> Trị sâu răng ở đâu tốt
>> Răng bị sâu đen phải làm sao

Nguyên nhân và tác hại của tật nghiến răng ở trẻ em


Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, răng sữa bắt đầu mọc thì có thể tật nghiến răng ở trẻ em sẽ xuất hiện. Khi răng sữa mọc hết, chứng nghiến răng của trẻ cũng sẽ tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có trường hợp trẻ không nghiến răng, nhưng cứ trung bình 10 trẻ thì lại có 1- 2 trẻ mắc tật này. Trang (29 tuổi) chia sẻ: "Con trai tôi cũng vậy. Lúc được khoảng 10 tháng tuổi, bé bắt đầu nghiến răng thường xuyên. Hiện giờ, khi đã được 1 tuổi 9 tháng, bé lại càng nghiến răng nhiều hơn."

1. Bé đang thực hành việc cắn và nhai thức ăn

Khi răng cửa (ở cả hàm trên và hàm dưới) bắt đầu mọc thì trẻ cũng bắt đầu nghiến răng. Thông qua động tác cọ răng vào nhau như thế này, trẻ sẽ dần tìm ra vị trí cắn dễ chịu nhất cho mình, đồng thời điều chỉnh vị trí của cằm và đảm bảo khoảng cách giữa các răng sao cho thích hợp nhất.


Động tác nghiến răng khiến trẻ phải vận dụng rất nhiều sức lực. Bằng cách nghiến răng, trẻ sẽ được vận động hàm và các cơ xung quanh hàm, nhờ đó sẽ giúp phát triển khả năng cắn và nhai sau này.

Nói cách khác, trẻ sẽ không cần đợi bố mẹ giúp mà sẽ tự chuẩn bị để phát triển khả năng ăn uống cho mình một cách tốt nhất.

2. Trẻ thích khám phá răng mới mọc


Trước giờ miệng bé vẫn trống, bỗng nhiên một ngày lại xuất hiện những chiếc răng sữa be bé xinh xinh. Điều này khiến bé rất tò mò và muốn khám phá thử.

Hành động cọ xát răng hàm trên và hàm dưới với nhau chính là cách bé kiểm tra sự có mặt của những người bạn mới này đấy! Đặc biệt là bé không chỉ nghiến răng lúc thức mà còn tiếp tục hành động này trong khi ngủ nữa.

3. Có liên quan gì đến stress không?


Nguyên nhân nghiến răng ở người lớn thường được cho là do căng thẳng. Do đó, khi thấy trẻ nghiến răng, nhiều bố mẹ nghĩ ngay rằng con mình đang bị căng thẳng.

Trên thực tế, nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng ở trẻ em hoàn toàn không liên quan gì đến stress, mà chỉ đơn giản là một hiện tượng sinh lý cần thiết cho quá trình phát triển ở trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy yên tâm nhé!

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Bệnh u răng là gì ?

Là một u nang, trong có chứa một cái răng phát sinh từ mảnh biểu bì Mlassez còn lại trong xoang hàm. U răng có thể gặp ở xương hàm trên ăn lấn vào trong xoang hàm.


>>răng bị sâu đen
>>bé bị sâu răng sữa
>>cách trị sâu răng dân gian


U răng là gì?

U răng là một bệnh không hiếm gặp, nhưng điều đáng quan tâm là nhiều người gần như chưa biết về bệnh và sự nguy hiểm của bệnh. Sâu răng, nhiễm trùng hoặc chấn thương răng rất dễ dẫn đến u răng. Bệnh có thể gây rụng răng hàng loạt kể cả khi chạm nhẹ, nếu nặng có thể làm biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt, nói.




Nguyên nhân gây ra u răng

Nguyên nhân chính gây ra u răng là do việc vệ sinh răng miệng kém.

U răng xuất hiện là do có một bất thường nào đó trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm, khi đó mầm răng không trở thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ, lâu dần lớn lên trở thành u.

U răng nếu không được lấy ra thì càng ngày càng lớn. Bên trong nang ngoài mầm răng không hoàn chỉnh còn chứa chủ yếu là dịch và có thể có một số chất khác. U càng lớn, sự hủy xương càng nhiều thì xương hàm càng bị bọng bên trong, tạo thành một hốc lớn chỉ chứa nước là chủ yếu chứ không còn xương. Lâu dần, xương mỏng dần, trở nên dễ gãy. Hơn nữa khi nang lớn, đụng tới nhiều cấu trúc quan trọng trong xương hàm càng nguy hiểm, lấy ra cũng có thể không lấy hết được, dễ tái phát.

U răng có thể là kết quả của việc điều trị không đúng cách đối với các nhiễm khuẩn răng, chấn thương răng, sâu răng. U răng xuất hiện là do một bất thường nào đó trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm, khi đó mầm răng không trở thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ, lâu dần lớn lên trở thành u.

U răng có 3 loại

U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi mầu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm…

U nang thân răng: bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.

U men dạng nang: là hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở… Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp
Dấu hiệu nhận biết u răng

Khởi phát từ bao giờ không được biết đến vì không gây ra triệu chứng gì. Đối với u nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Đổi màu răng là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm nhưng thường dễ bị bỏ qua và chỉ đến khi các dấu hiệu bệnh nặng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt… thì mới được người bệnh chú ý và đi khám. U nang thân răng lại bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang nên lúc đầu khó phát hiện. U men dạng nang rất dễ tái phát do những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u.
Phòng ngừa bệnh u răng

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng… cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi… cũng cần đi chụp Xquang để kiểm tra. Cần đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh u răng

Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, bảo toàn được răng. Trường hợp đến viện quá muộn, điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt, nói…

Bác sĩ khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm… mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Sâu răng: diễn biến, nguyên nhân, điều trị và dự phòng

Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.



Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian, Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.Những nguyên nhân gây sâu răng


Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Phải làm gì khi răng sâu bị chảy máu

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến và cũng phần lớn trong số chúng ta đều đã gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết những vấn đề liên quan bệnh lý này. Chảy máu khi răng bị sâu là tình trạng phổ biến. Vậy phải làm gì khi răng sâu bị chảy máu? Những chia sẻ sau đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn.


>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10
>> Nha khoa uy tín quận tân bình
>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12

Sâu răng là những tổn thương về cấu trúc răng mà nguyên nhân là chủ yếu do mảng bám, cao răng gây nên.


Mảng bám được hình thành từ những thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng sau khi ăn xong. Đây là nơi vi khuẩn có hại có cơ hội sinh sôi phát triển tấn công, phá hủy bề mặt răng. Chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt và xung quanh thân răng, cũng có nghĩa là lớp men răng ngoài cùng bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công lớp ngà răng, ăn sâu vào đến tủy gây viêm nhiễm, hoại tử tủy, thậm chí là mất răng.

Khi tủy bị viêm thì hiện tượng chảy máu răng cũng xuất hiện. Lúc này máu chảy ra từ nướu gây đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng răng sâu bị chảy máu bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.


Thông thường, với những trường hợp răng bị sâu nặng, viêm tủy, bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy để loại bỏ tủy viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mặt khác nếu bệnh nhân bị sâu răng lộ tủy nhưng tủy chưa viêm thì lựa chọn giải pháp đặt thuốc Biodentine bảo vệ tủyvà trám lại lổ sâu. Răng bệnh lý sẽ không cần phải lấy tủy như kỹ thuật truyền thống.

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Những vấn đề răng miệng thường gặp

Sâu răng là một bệnh ở phần cứng của răng làm răng bị phân huỷ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là giảm thiểu thói quen ăn ngọt. Việc đánh răng thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng mà còn ngăn không cho các mảng bám dày hơn trên răng.


1. Sâu răng
Sâu răng là một bệnh ở phần cứng của răng làm răng bị phân huỷ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là giảm thiểu thói quen ăn ngọt. Việc đánh răng thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng mà còn ngăn không cho các mảng bám dày hơn trên răng.
2. Vôi răng
Những mảng vi khuẩn dưới dạng vôi hình thành rất nhanh trên bề mặt răng. Mảng bám vi khuẩn chỉ là một trong những tác nhân gây sâu răng. Các vùng quanh răng như hố răng hay kẽ răng - chỗ bàn chải không tiếp cận được là những nơi vôi răng có thể ung dung tồn tại nếu bạn không chải răng thường xuyên.


Các chất Flour phát huy tác dụng khá tốt trong việc ngăn ngừa răng bị sâu. Vì thế, những ai sống ở khu vực có mức độ Flour trong nước tối ưu sẽ ít bị sâu răng hơn. Ứng dụng ưu điểm ấy, 80-90% các loại kem đánh răng hiện nay trên thị trường đều có chứa Flour.
3. Viêm nướu, lợi
Viêm nướu lợi hay viêm nha chu là một trong những bệnh thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh nhân đôi khi có thể không chú ý tới việc lợi bị chảy máu, đặc biệt khi đánh răng. Hơi thở có mùi phần lớn đều xuất phát từ căn bệnh này. Ở bệnh này, việc vệ sinh răng miệng và làm sạch các kẽ răng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Để có được chế độ chăm sóc răng tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín khám ít nhất 6 tháng một lần.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Phòng tránh sâu răng cho trẻ trong ngày tết

Sự phong phú của các loại kẹo, bánh ngày Tết luôn luôn gây hấp dẫn các bé. Nhưng đằng sau sự ngọt ngào ấy lại tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho răng.


Sâu răng là sự huỷ hoại dần dần các mô cấu tạo răng do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ các răng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển.


Với những bé đang còn răng sữa càng phải đề phòng sâu răng vì răng sữa rất dễ bị sâu tấn công do có cấu tạo kém bền vững, lớp men răng, ngà răng tương đối mỏng, độ canxi hoá thấp. Tuỷ của răng sữa to hơn tuỷ răng vĩnh viễn cũng làm cho răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì lỗ sâu đã lan tới tận tuỷ răng.

Nếu bé bị sâu răng trong thời kỳ răng sữa, sẽ có thể có biến chứng như: viêm tủy răng, gây áp xe xương răng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và các loại thức uống có gas

Ai cũng biết ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt là không tốt, gây ảnh hưởng tới men răng, đặc biệt là đối với các bé vì hệ thống răng còn non yếu, do đó các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt này, đặc biệt là các loại kẹo dính, các loại kẹo nhiều màu sắc vì chứa nhiều phẩm màu độc hại và dễ bám vào các kẽ răng của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.


Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ uống các loại thức uống có gas vì nó sẽ bào mòn men răng của trẻ. Thay vào đó, có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, uống nước trái cây tươi, như thế vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể của bé.


Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn, tốt nhất là 30 phút sau khi ăn để tránh tổn thương cho răng. Một điều rất quan trọng là hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, chú ý chải răng theo chiều dọc của răng mới có thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.

Nên khám răng thường xuyên cho trẻ để có thể phát hiện sớm những hư tổn răng ở trẻ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn và đồng thời tránh gây ảnh hưởng xấu tới hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Ưu điểm của Mini Implant

Với kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường, sau khi đặt trụ Implant vào xương hàm, bệnh nhân phải chờ đợi 1 khoảng thời gian khá dài (1-6 tháng) khi xương và Implant tích hợp với nhau thì mới có thể phục hình răng sứ cố định trên đó. Tuy nhiên, giải pháp Mini Implant sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí rất nhiều so với Implant truyền thống.


>>Điều trị răng sâu ở đâu uy tín tại Quận Tân Bình
>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10

Ưu điểm của Mini Implant




Kế thừa những thành công của “đàn anh” Implant trước đó, Mini Implant ra đời đang nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia và khách hàng có nhu cầu phục hình răng. Mini Implant vừa mang hiệu quả ăn nhai và thẩm mỹ tốt, vừa tạo nên sự tiện lợi rất lớn cho bệnh nhân. Ưu điểm của Mini Implant là gì? Những lợi ích sau đây của kỹ thuật này sẽ chinh phục bạn.
Phục hình răng giả mất ít thời gian

>>Nha khoa quận 1

Quy trình thực hiện Mini Implant rất đơn giản. Thời gian thực hiện cho phục hình này chỉ khoảng 1-2 giờ nên bệnh nhân không cần mất nhiều thời gian.

Với kỹ thuật Mini Implant, bệnh nhân có thể thực hiện phục hình chân răng nhân tạo và thân răng chỉ trong 1 lần hẹn mà không cần thời gian chờ đợi tích hợp xương như Implant truyền thống. Nhờ vậy, bệnh nhân tiết kiệm thời gian đi lại khi đến trung tâm nhiều lần.

Mini Implant tiết kiệm chi phí

Một ưu điểm vượt trội của Mini Implant là có thể cấy ghép cho những bệnh nhân tiêu xương do mất răng lâu ngày. Nếu như muốn thực hiện Implant truyền thống, bệnh nhân cần phẫu thuật nâng xoang, ghép xương thì Mini Implant không đòi hỏi những điều này.

Trụ Mini Implant được bác sĩ cấy ghép vào xương hàm và phục hình thân răng ngay sau đó. Bệnh nhân có thể sở hữu những chiếc răng giả ăn nhai chắc chắn.

Bên cạnh đó, so với Implant truyền thống, Mini Implant có chi phí thấp hơn rất nhiều nên dễ dàng cho bệnh nhân lựa chọn.

Mini Implant có khả năng ngăn tiêu xương

Cũng giống như Implant truyền thống, Mini được cấy vào xương hàm đóng vai trò như những chân răng tự nhiên. Trụ này có khả năng chịu lực nhai khá tốt, duy trì mật độ xương hàm ổn định nên có thể ngăn tiêu xương khi mất răng.

Mini Implant không cần phẫu thuật phức tạp

Quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu phẫu thuật hỗ trợ phức tạp, cấy ghép Mini Implant không làm tổn thương các mô mềm, không gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân sau điều trị. Vì vậy, bệnh nhân chỉ cần một thời gian rất ngắn cho quá trình lành thương và không phải căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình cấy ghép.

Mang những ưu điểm trên nhưng nếu xét về khả năng chịu lực thì Mini Implant chịu lực nhai thấp hơn so với Implant truyền thống. Vì vậy, Mini Implant thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho những trường hợp vị trí cấy ghép không chịu lực nhai lớn như các răng cửa hay nâng đỡ cho các hàm giả tháo lắp phủ trên Implant.

Không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định cấy ghép Mini Implant. Điều này chỉ được chỉ định sau khi bác sĩ đã cân nhắc cẩn thận. Vì vậy, để biết được trường hợp của mình có thể thực hiện Mini Implant hay không, bạn vui lòng đến trực tiếp trung tâm nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.