Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Thời điểm vàng để niềng răng cho trẻ

Có rất nhiều ông bố bà mẹ quan niệm rằng răng sữa không quan trọng vì sau này nó sẽ được thay thế lại bằng răng vĩnh viễn. Đó là những ý nghĩ hoàn toàn sai lầm và trên thực tế đã có hàng nghìn trẻ em bị các vấn đề về sai lệch răng chỉ bởi những quan niệm không có căn cứ khoa học này.



Nếu lựa chọn được đúng thời điểm để niềng răng cho trẻ thì quá trình thực hiện sẽ đơn giản hơn và hiệu quả cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Đó là lý do các bậc cha mẹ nên quan tâm và cho trẻ chỉnh nha sớm nếu không muốn trẻ tự ti về nụ cười của mình trong tương lai.

Khi nào nên niềng răng cho trẻ



Giai đoạn răng sữa

 Răng sữa của trẻ chỉ tồn tại trong khoảng 6 năm đầu đời của trẻ nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng. Không chỉ giữ chức năng ăn nhai và tập cho trẻ phát âm mà nó còn giữ vai trò đặc biệt là phát triển xương hàm của trẻ, giữ vị trí và giúp răng trưởng thành mọc lên đều đặn. Nếu răng sữa bị mất sớm sẽ gây ra tình trạng răng trưởng thành mọc lên có thể sẽ bị lệch lạc, mọc ngầm, chen chúc do các răng khác di chuyển vào khoảng trống của các răng đã mất.


Giai đoạn răng hỗn hợp

Đây là giai đoạn răng sữa của trẻ dần được thay thế bằng răng trưởng thành, quá trình này thường bắt đầu khi trẻ bước vào tuổi thứ 6 và kết thúc khi trẻ 12 hay 13 tuổi. Niềng răng trong giai đoạn này giúp điều chỉnh những sai lệch của răng khi mới mọc lên và sắp xếp lại chỗ để răng trưởng thành mọc lên đúng vị trí. Giai đoạn này xương hàm của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển nên việc kéo răng về đúng vị trí sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn so với lúc xương hàm của trẻ đã phát triển ổn định.

Giai đoạn răng trưởng thành


Giai đoạn này bắt đầu được tính khi răng sữa của trẻ đã được thay thế hoàn toàn bằng răng trưởng thành, thường bắt đầu khi trẻ được 13 tuổi và kết thúc khi trẻ được 18 tuổi. Đây là khoảng thời gian xương hàm của trẻ phát triển nhanh nhất, chính vì thế những vấn đề về xương hàm, răng như: hô, móm, răng mọc lệch lạc, chen chúc… sẽ được biểu hiện rất rõ. Lúc này quá trình chỉnh nha sẽ tác động sâu đến cung hàm của trẻ để điều chỉnh cho răng của trẻ phù hợp hơn với khuôn mặt.

Có nhiều trường hợp xương hàm phát triển không tương quan với sự phát triển của răng, có thể xương hàm phát triển quá nhanh tạo ra tình trạng hô, móm mà răng vĩnh viễn vẫn chưa thay xong. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần theo dõi sát quá trình mọc và thay răng của trẻ để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Tại sao nên niềng răng cho trẻ em?

Kết quả điều trị cao hơn: Xương hàm của trẻ đang trong quá trình phát triển, việc di chuyển răng về đúng vị trí sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn và hiệu quả đạt được cũng sẽ cao hơn.

Điều chỉnh được những sai lệch của răng: Việc chỉnh nha sớm sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề về răng miệng để không ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ của cả khuôn mặt, giúp dễ dàng hơn trong việc vệ sinh răng miệng ngăn ngừa được bệnh lý.

Quá trình điều trị ít gây đau đớn: Niềng răng sớm cho trẻ sẽ hạn chế tối đa được cảm giác đau đớn và khó chị khi đeo mắc cài. Hơn thế, quá trình chỉnh nha giúp xương hàm của trẻ phát triển một cách bình thường mà không cần thêm bất kỳ sự can thiệp nào.


Giúp đơn giản hóa giai đoạn chỉnh nha toàn diện sau này: Đối với những trường hợp sai lệch nặng cả răng và xương hàm, nếu không được chỉnh nha ngay từ sớm khi lớn lên cung hàm đã phát triển ổn định thì rất khó để điều trị và hiệu quả đạt được cũng sẽ không cao.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Răng nhiễm FLUOR và các biện pháp phòng tránh

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Thành phần chủ yếu của men răng là apatit, chiếm đến 96%. Fluor là nguyên tố không mùi vị, có khả năng ngấm vào men răng, biến các apatit thành fluoroatit, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan trong acid nên phòng được sâu răng.


>>Thoi diem nieng rang cho tre em
>>giá niềng răng trẻ em

FLUOR VÀ MEN RĂNG

Trong thiên nhiên, Fluor luôn ở trạng thái kết hợp với một chất khác như calci, phosphate hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước với một lượng nhỏ Fluor. Ở dạng thực phẩm, Fluor có trong cá biển, trà, rau, mễ cốc (đậu, bắp...), trong xương răng của con người và động vật. Fluor có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sâu răng, làm răng cứng chắc hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có thể sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor



Trẻ từ khi mới sinh cho đến 7-8 tuổi, nếu cơ thể hấp thu tốt Fluor qua nước uống, sữa, muối, viên Fluor... thì Fluor sẽ ngấm vào men răng. Sau 7-8 tuổi nếu dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có pha Fluor thì các ion Fluor có thể ngấm thêm vào men răng cho đến 12-15 tuổi.

RĂNG NHIỄM FLUOR VÀ NGUYÊN NHÂN

Răng nhiễm fluor là sự thay đổi hình thái của men răng do sử dụng quá nhiều Fluor trong một thời gian dài khi các răng đang được hình thành và phát triển dưới nướu. Như vậy chỉ có trẻ em dưới 8 tuổi có thể có răng nhiễm fluor do các răng này đang phát triển dưới nướu. Sau khi răng mọc qua nướu và xuất hiện trong miệng thì răng sẽ không có khả năng bị nhiễm fluor nữa. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phụ thuộc vào liều lượng, thời gian sử dụng.

CÁC DẠNG RĂNG NHIỄM FLUOR

Răng nhiễm Fluor rất nhẹ và nhẹ sẽ có rải rác những đốm trắng như tuyết. Những thay đổi này hầu như không đáng kể và rất khó nhìn thấy, phát hiện tình cờ khi được các bác sĩ khám răng. Nhiễm Fluor mức độ trung bình có đốm trắng lớn và nặng khi bề mặt răng rỗ, thô ráp.

CÁC NGUỒN CUNG CẤP FLUOR CÓ THỂ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM FLUOR

Kem đánh răng (nếu nuốt phải).
Uống nước sinh hoạt có chứa fluor.
Đồ uống và thực phẩm chế biến với nước có chứa fluor.
Bổ sung chế độ ăn uống theo toa có chứa fluoride (vô tình nuốt nhiều lần nước súc miệng với Fluor theo chương trình nha học đường).


CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Trẻ dưới 6 tuổi thường kiểm soát kém phản xạ nuốt và thường xuyên nuốt kem đánh răng.Trẻ em vô tình nuốt kem đánh răng và sử dụng không phù hợp của sản phẩm nha khoa khác có chứa fluor có thể dẫn đến lượng lớn hơn so với mong muốn. Vì lý do này, các bậc phụ huynh nên giám sát việc sử dụng kem đánh răng có fluor cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không sử dụng kem đánh răng có fluor trừ khi được các bác sĩ tư vấn. Cha mẹ nên làm sạch răng của con mình ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện bằng cách đánh răng mà không có kem đánh răng với bàn chải lông mịn nhỏ và nước sinh hoạt.

Đối với trẻ từ 2-6 tuổi, dùng một lượng kem đánh răng có Fluor với kích thước bằng hạt đậu để chải răng cho bé, khuyến khích con nhổ kem đánh răng ra sau khi đánh.

Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng có fluor mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây nguy cơ nhiễm fluor cho răng nếu trẻ vô tình nuốt nước súc liên tục. Súc miệng với Fluor cần được hạn chế ở trẻ em, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều nguồn cung cấp Fluor khác trong sinh hoạt hằng ngày. Nước súc miệng chứa Fluor chỉ nên nhắm vào các cá nhân và các nhóm có nguy cơ bị sâu răng cao.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng

Miệng chúng ta chứa đầy vi khuẩn. Hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau sống trên răng, lợi, lưỡi và các nơi khác trong miệng. Một số vi khuẩn có ích, nhưng một số khác có thể có hại như các vi khuẩn có vai trò trong quá trình sâu răng. Sâu răng là kết quả của sự nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn dùng đường trên răng để tạo ra acid. Theo thời gian, các acid này tạo thành lỗ trên răng và gây sâu răng.



Có lẽ bạn đã biết rằng sâu răng là lỗ trên răng. Nhưng bạn có biết răng sâu là hậu quả của quá trình răng bị sâu xảy ra trong thời gian dài? Bạn có biết bạn có thể làm gián đoạn hoặc làm đảo ngược quá trình này để tránh sâu răng ? Bài viết này giải thích quá trình sâu răng bắt đầu ra sao và bằng cách nào có thể chặn đứng hay đảo ngược quá trình này để giữ cho con em bạn không bị sâu răng. Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng.



Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng

Trong miệng chúng ta có gì ?


Điều gì xảy ra trong miệng chúng ta suốt ngày ?

Suốt ngày một cuộc thi kéo co xảy ra trong miệng chúng ta. Một phe là cao răng, một màng mỏng chứa vi khuẩn không màu và dính , cùng với các loại thức ăn và thức uống chứa đường hay tinh bột (như sữa, bánh mì, bánh quy, kẹo, soda, nước trái cây và nhiều thứ khác). Khi chúng ta ăn hay uống những thứ có đường hay tinh bột, vi khuẩn sẽ dùng những chất này để tạo acid. 

Các acid này bắt đầu ăn mòn bề mặt cứng của răng, hay men răng. Phe kia là các khoáng chất trong nước bọt của chúng ta, (như calcium và phosphate) cộng với fluor từ kem đánh răng, nước và các nguồn khác. Phe này giúp men răng tự phục hồi bằng cách thay thế các khoáng chất bị mất trong “cuộc tấn công” của acid. Răng của chúng ta trải qua quá trình mất khoáng chất và lấy lại khoáng chất suốt ngày.

Lỗ răng sâu phát triển như thế nào ?

Khi răng tiếp xúc với acid thường xuyên, chẳng hạn, nếu bạn thường ăn uống , với những thức ăn, nước uống có chứa đường và tinh bột , các chu kỳ của những cuộc tấn công của acid khiến men răng tiếp tục bị mất khoáng chất. Một chấm trắng có thể xuất hiện khi khoáng chất bị mất. Đây là dấu hiệu của chớm sâu răng. Sâu răng có thể được ngăn chặn hoặc đảo ngược ở thời điểm này. Men răng có thể tự phục hồi bằng cách dùng các khoáng chất từ nước bọt, và fluor từ kem đánh răng và các nguồn khác.

Tuy nhiên quá trình sâu răng vẫn tiếp tục, thêm nhiều khoáng chất bị mất. Qua thời gian, men răng bị yếu đi và bị phá hủy, tạo thành lỗ trên răng. Một lỗ sâu răng là sự hư hại mà nha sĩ phải chữa bằng cách trám lỗ sâu.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Hiện tượng vàng răng sữa ở trẻ

Ngoài ra, những chấn thương răng, lợi, trẻ bú bình hay sử dụng các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flo, trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ bị sâu răng, viêm nướu, người mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và doxycyclin cũng gây ra hiện tượng răng ngả màu ở trẻ.


>>răng hàm của trẻ có thay không
>>chữa tủy răng cho bé


Nguyên nhân gây vàng răng sữa ở trẻ

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên, trong đó phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng.

Men răng yếu (sinh ngà bất toàn hay thiểu sản men) làm cho men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém ảnh hưởng đến sự hình thành men răng ở trẻ.



Biện pháp khắc phục

Để khắc phục răng sữa ngả màu, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, chải răng đúng cách, chải răng ngay sau khi ăn, không tự ý mua tetracyclin cho trẻ uống.



Thường thì bạn có thể loại bỏ những vết bẩn bằng cách đánh răng với một ít kem đánh răng dành cho người lớn hoặc một ít baking soda (bột nở) và nước. Nếu không có tác dụng, nha sĩ của bạn có thể loại bỏ các vết bẩn với các phương pháp chuyên nghiệp. Những vết bẩn không nhất thiết là dấu hiệu của sâu răng, nhưng việc tích tụ mảng bám trên răng có thể gây ra các bệnh về lợi.

Phòng răng sữa trẻ bị vàng


Chế độ ăn uống

Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng, canxi, magie,... để giúp răng phát triển, chất flour giúp cho cấu tạo răng bền vững.

Các sinh tố và muối khoáng trên có trong các loại rau, quả, củ, thịt, cá, tép, trứng, sữa, thức ăn biển như: Cá, cua, nghêu, sò...

Cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn bằng cách thay đổi món hàng ngày. Nếu trẻ chỉ ăn thịt, không ăn tép, cá, rau, củ... thì cấu tạo răng không bền mà sự phát triển của trẻ cũng kém, có thể đưa đến suy dinh dưỡng.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Để tránh tạo ra chất acid làm hại men răng, phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảnh thức ăn hay chất bột đường dính trên răng, bằng các cách sau:


Dùng bàn chải nhỏ (loại dành cho trẻ em), lông mềm và kem đánh răng không cay dùng cho trẻ con, tập cho trẻ chải răng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lúc đầu trẻ có thể không chịu, nhưng cứ kiên nhẫn, trẻ sẽ quen dần.

Trong lúc trẻ chưa đủ răng, chỉ mới mọc vài cái, thì dùng gạc quấn quanh ngón tay để rửa các bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng.

Phải tập cho bé có thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Chính thói quen tốt này sẽ giúp bé giữ gìn cả răng sữa lẫn răng trưởng thành sau này.

Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc trong giai đoạn này, đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.

Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ, không sử dụng quá nhiều flo.

Cho trẻ uống bổ sung sắt dạng sirô thì nên sử dụng ống hút để tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng.

Đối với những trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Sai lầm về việc đánh răng trước khi ăn sáng

Theo các khuyến cáo từ nha sĩ thì nên đánh răng 3 lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, theo thói quen, người Việt Nam chúng ta thường sẽ đánh răng theo thứ tự “trước”, trước khi ăn sáng, trước khi đi ngủ... Nhưng sự thật là, nên đánh răng sau khi ăn sáng, sau khi ăn trưa và chỉ trước khi đi ngủ thôi. Hãy cùng xem lý giải vì sao trình tự lại như thế nhé.



>>bệnh chảy máu răng trẻ em
>>hàn răng sữa cho bé
>>cách nhổ răng trẻ em

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong quá trình ngủ khoang miệng sản sinh và phát triển cân bằng nhiều vi khuẩn có lợi. Hơn nữa , đánh răng trước khi ăn sáng sẽ không chỉ làm mất đi vi khuẩn có lợi mà còn không đẩy được các mảng bám mới của thức ăn sáng trên răng.

Thời điểm thích hợp được các nha sĩ khuyến cáo đánh răng vào buổi sáng là khoảng 20-30 phút sau khi ăn sáng, đó là thời gian lí tưởng để tuyến nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit, giúp cân bằng độ kiềm hợp lí ở khoang miệng.




Nếu ngại về vấn đề dịch, và mùi hôi trong miệng sau khi ngủ dậy, bạn hoàn toàn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng rồi mới tiến hành thưởng thức bữa ăn sáng. Và sau đó là chải răng sạch sẽ để bắt đầu ngày mới với hơi thở thơm tho, tự tin hơn.


Bên cạnh đó, việc chọn bàn chải và đánh răng đúng cách cũng giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ răng miệng. Các bệnh về viêm nướu và sâu răng là do sự hình thành của mảng bám không được chải sạch gây nên. Ta cần chọn bàn chải lông mềm, có thể dùng bàn chải trẻ em, các sợi lông mềm sẽ dễ dàng luồn vào các kẽ để lấy vụn thức ăn ra. Thời gian chải răng lí tưởng là 2 phút, không nên đánh lâu hơn sẽ làm mài mòn men răng.

Và quan trọng nhất trong việc đánh răng mà đa số mọi người đều làm lơ chính là cạo sạch lưỡi, vì hơn 50% vi khuẩn ẩn náu ở bề mặt nhám của lưỡi. Có thể dùng đồ cạo lưỡi chuyên dụng hoặc dùng bàn chải để chà nhẹ vệ sinh lưỡi bạn nhé.

Đặc biệt, không nên đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn, vì các axit có trong thực phẩm sẽ làm mềm men răng, do đó nếu đánh răng ngay sau khi ăn dễ dàng làm tổn thương, suy yếu men răng. Hãy đợi 30 phút sau khi ăn hãy thực hiện chải răng. Hoặc nếu không có nhiều điều kiện chải răng, bạn hãy sục miệng thật sạch với nước lã, điều này cũng giúp đánh bay 70-80% mảng bám đấy.

Thời điểm chải răng quan trọng nhất trong ngày chính là “trước khi ngủ”. Vì sau 6-8 tiếng không súc miệng, không ăn uống… nên vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong khoang miệng. Do đó bắt buộc trước khi đi ngủ răng miệng phải sạch, để sáng hôm sau không cần đánh răng trước khi ăn sáng, chỉ cần súc miệng là được.

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Hướng dẫn cách nhổ răng cho trẻ em tại nhà

Về cách tự nhổ răng cho trẻ em, lưu ý đầu tiên và quan trọng cho bạn là chỉ nên nghĩ đến việc tự nhổ răng cho trẻ tại nhà với răng sữa. Tất cả những vấn đề về răng trưởng thành, bao gồm cả nhổ răng cũng nên nhờ bác sỹ. Ngay cả khi răng trưởng thành tự gãy cũng không vì thế mà chủ quan, bạn cần cho bé đi khám để biết tình trạng ổ răng sau khi răng gãy. Việc làm này có ý nghĩa về sau, khi bạn muốn ghép răng hay bọc răng mới cho bé.


>>Nho rang sua co anh huong gi khong
>>niềng răng cho trẻ em ở đâu
>>giá niềng răng cho trẻ em


Riêng với răng sữa, đây là những chiếc răng tạm để hỗ trợ ăn nhai cho trẻ, đến thời điểm nào đó chúng sẽ lần lượt rụng đi để răng trưởng thành mọc lên thay thế. Quy luật thông thường là răng sữa sẽ tự tiêu chân răng làm thân răng lung lay. Mức độ lung lay ngày càng lớn thì bạn có thể tự nhổ răng cho trẻ hoặc đôi khi răng tự rụng mà không cần bạn phải nhổ.
2. Khi nào nên áp dụng cách tự nhổ răng cho trẻ em tại nhà?

Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay mà không do va đập thì tức là răng trưởng thành đang mọc lên bên dưới răng sữa. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc lung lay nhẹ chiếc răng. Thực hiện hàng ngày cách nhổ răng cho trẻ em như thế cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn chỉ cần lực nhẹ cũng có thể làm răng rụng. Hoặc đôi khi, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ khi răng trưởng thành mọc lên kịp thời.



Trong khi nhổ răng có thể nói chuyện hay tìm cách “đánh lạc hướng” cho trẻ không để ý đến giúp việc nhổ răng dễ dàng hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì đã có nhiều trường hợp cố gắng nhổ răng khiến trẻ đau đớn, thậm chí gây chảy máu và nhiễm trùng nặng.
3. Những lưu ý khi sử dụng cách nhổ răng cho trẻ em tại nhà

Trong khi lung lay răng cho bé, bạn nên rửa sạch tay. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé. Trong các cách nhổ răng cho trẻ em thực hiện tại nhà tuyệt đối không dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay chưa đủ lớn. Nếu bạn tự nhổ răng cho bé mà làm bé quá đau đớn có thể trở thành nỗi “ám ảnh” về sau, và trẻ sẽ không để bạn nhổ thêm bất cứ chiếc răng nào khác nữa

Sau mỗi lần lay răng bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu, việc vệ sinh nên để lại sau vì lúc răng bị nhổ trẻ còn đau nhiều. Sau khi đã nhổ răng, bạn đừng quên cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày.

Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề ăn uống cho trẻ trong thời gian này. Ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên chú ý đến độ nóng lạnh, mềm cứng của thức ăn,…

Việc nhổ răng tại nhà cho trẻ cần được cân nhắc vì thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé. Không ít trường hợp nhổ răng khiến trẻ đau đớn. Có những trường hợp trẻ được đưa đến Nha khoa trong tình trạng máu không cầm được và bị viêm nhiễm nặng.



Bởi vậy, để nhổ răng cho con bạn vẫn nên đưa đến phòng khám, dù là nhổ răng sữa. Chỉ bác sỹ mới biết phải làm gì với những chiếc răng cần nhổ của trẻ. Bởi trong khi nhổ răng có những tình huống phát sinh mà bạn khó có thể lường hết được. Đây cũng là dịp để bác sỹ có thể thăm khám đầy đủ tình hình mọc răng cho con bạn. Điều này được bác sỹ đặc biệt khuyến khích.