Hiển thị các bài đăng có nhãn nieng-rang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nieng-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

3 trường hợp cần phải nong hàm mới có thể niềng răng

Rất nhiều trường hợp khi niềng răng cần phải làm 1 kỹ thuật phụ trợ đó là nong hàm để kết quả niềng răng hoàn hảo nhất. Đây cũng không phải là kỹ thuật khó khăn gì, cùng tìm hiểu xem trong trường hợp nào cần nong hàm nhé!

1. Các trường hợp phải nong rộng hàm khi niềng răng

Muốn đạt được hiệu quả chỉnh hình răng, khuôn miệng và khớp cắn hài hòa, chuẩn tỷ lệ cần đến sự cân đối của cả răng với vòm hàm và với toàn khuôn mặt. Tuy nhiên, khi chỉnh nha, có người chỉ cần niềng răng, nhưng lại có người buộc phải trải qua nong hàm. Vậy chỉ định nong rộng hàm khi niềng răng được áp dụng khi nào?
Nong hàm mở khớp khẩu cái ở trẻ
► Vòm hàm quá hẹp:
Vòm hàm hẹp không được xác định bằng một chỉ số cụ thể nào mà dựa trên tương quan giữa vòm hàm với cấu trúc tổng thể của khuôn mặt. Nếu phần tính từ múi lên trán rộng mà vòm miệng quá nhỏ sẽ dẫn đến sự mất cấn đối. Nhưng cũng với độ rộng của vòm miệng như thế nhưng phần tính từ múi lên trán cũng nhỏ nhắn, thon gọn thì vẫn đảm bảo sự hài hòa. Vì thế, vòm hàm được coi là hẹp khi nó quá nhỏ so với khuôn mặt. Khi đó, nếu niềng răng, nên kết hợp nới rộng vòm hàm sao cho cân đối khuôn mặt.Trong tình huống này, bệnh nhân có thể tận dụng chỉ định nong rộng hàm khi niềng răng để di chuyển răng mà không cần phải nhổ bất cứ răng nào.
Nong hàm khi niềng răng
Nong hàm khi niềng răng

► Vòm hàm không đủ chỗ cho răng sắp xếp:
Nghĩa là với số răng là 28 nhưng vòm hàm không đủ chỗ cho các răng sắp xếp đều đặn với nhau. Khi đó, nếu vòm hàm được mở rộng đôi chút, răng có thêm diện tích thì có thể di chuyển để sắp xếp với nhau đều đẹp hơn. Nhưng chỉ định nong hàm trong trường hợp này chỉ áp dụng khi tỷ lệ nong hàm nhỏ, tránh nong quá nhiều tuy đủ cho răng di chuyển nhưng lại phá vỡ cấu trúc hài hòa với khuôn mặt. Vì thể, nhiều khả năng nên kết hợp nong hàm với nhổ răng. Hoặc có thể chỉ cần nhổ răng mà không cần nong rộng hàm khi niềng răng.
► Hàm răng bị lệch, méo:
Đây là trường hợp phức tạp khi một trong hai bên hàm bị móp méo, không cân đối với bên hàm còn lại. Tình huống này khiến cho khớp cắn lệch lạc. Muốn cân đối lại chỉ cần nong rộng một bên hàm vì phần hàm bên kia đã tương đối ổn.
Tất cả những chỉ định nong rộng hàm khi niềng răng trên đây đều được ứng dụng nếu có liên quan đến các vấn đề ở xương hàm. Bởi vậy, muốn xác định cụ thể bệnh nhân có phải áp dụng phương pháp này hay không cần trải qua chụp phim toàn cảnh mới khẳng định được.
Bạn  đọc quan tâm : http://benhvienniengrang.com/nieng-rang-co-lam-thay-doi-khuon-mat/

2. Nên nong rộng hàm khi niềng răng bằng kỹ thuật nào?

Thông thường khi nong rộng hàm, bệnh nhân sẽ được mở khớp khẩu cái. Việc mở khớp khẩu cái chỉ thuận lợi khi khớp này mới đóng. Vì nếu mở muộn thì tình trạng răng sẽ rất mất thẩm mỹ, hai răng cửa phải tách xa nhau và việc tận dụng sự mở khớp này để di chuyển răng sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng vấn đề là ở chỗ khớp khẩu cái đóng rất sớm, từ lúc chúng ta 6 – 7 tuổi. Đó cũng là một phần lý do tại sao các chuyên gia chỉnh nha Thế giới khuyên nên cho trẻ chỉnh nha vào khoảng độ tuổi này.
Nong hàm vẹo để chỉnh răng đều đặn
Những trường hợp cần nong hàm
Những trường hợp cần nong hàm

Vì thế, trong trường hợp bệnh nhân đã trưởng thành mà muốn niềng răng buộc phải chấp nhận những bất tiện của việc mở khớp khẩu cái để niềng răng.
Xem thêm : http://benhvienniengrang.com/nieng-rang-oc-nong-rong-phu-hop-cho-ai/
Tuy nhiên, sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại đã cho phép nong hàm bằng một kỹ thuật khác, tiên tiến và thuận tiện hơn việc mở khớp khẩu cái, đó là kỹ thuật nong xương ổ răng. Khi đó, bất cứ xương ổ răng nào cũng có thể tác động được để nơi rộng ra và di chuyển. Kỹ thuật này vừa giúp bệnh nhân tránh được tình trạng tách răng cửa mất thẩm mỹ, lại có thể di động được toàn khớp ổ răng. Nhờ thế răng di chuyển và sắp xếp tốt hơn, dễ hơn và nhanh chóng hơn, đặc biệt là hạn chế được tình huống phẫu thuật nhổ răng.
Đây là kỹ thuật không nhiều nha khoa áp dụng nếu không được tham gia nâng cao trình độ chỉnh nha ở các khóa học Quốc tế.
Quá trình chụp phim và phân tích cấu trúc hàm mặt tại KIM để xác dịnh bệnh nhân có phải nong hàm không
Tại Nha khoa KIM, sau khi ứng dụng kỹ thuật nong hàm mới kết hợp với công nghệ niềng răng hiện đại 3M UGSL càng khiến cho quá trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn. Đặc biệt, hiệu quả đạt được là tối đa mà hiếm có phương pháp niềng răng nào khác có thể tạo ra được.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về giải pháp chỉnh nha tổng thể này, mời bạn xem thêm ở đường dẫn dưới đây:

Với bài viết trên hi vọng các bạn đã hiểu rõ về kỹ thuật nong hàm hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Niềng răng mắc cài pha lê tiên tiến

Với sự phát triển khổng ngừng trong nha khoa, niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp chỉnh nha tiên tiến nhất hiện tại.


Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên do nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, các mắc cài thông thường khiến nhiều người e ngại mất thẩm mỹ trong quá trình điều trị do gắn nổi bật trên mặt răng. Trước vấn đề đó, niềng răng mắc cài pha lê đã ra đời. Vậy mắc cài pha lê có tốt không và mang lại hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!


Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp chỉnh nha tiên tiến nhất hiện nay
>>Xem thêm: http://benhvienniengrang.com/chinh-nha-nieng-rang-gia-re-o-dau-tai-thanh-pho-ho-chi-minh/
1. Niềng răng mắc cài pha lê là gì?

Mắc cài pha lê trong suốt đúng như tên gọi, là phương pháp chỉnh nha sử dụng mắc cài làm bằng pha lê không màu, trong suốt và được thực hiện theo phương pháp mắc cài truyền thống. Phương pháp truyền thống này bao gồm mắc cài, dây cung và thun buộc gắn lên mặt ngoài của răng, có dây cung đi qua giữa các rãnh mắc cài.

So với mắc cài kim loại và mắc cài pha lê mang tính thẩm mỹ cao hơn nhiều và chi phí không quá cao so với các dòng mắc cài thẩm mỹ khác như mắc cài mặt trong và khay niềng trong suốt.

mắc cài pha lê mang tính thẩm mỹ cao

Mắc cài pha lê khắc phục nhược điểm kém thẩm mỹ của phương pháp niềng răng

2. Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không và hiệu quả như thế nào?

Để biết niềng răng mắc cài pha lê có tốt không chúng ta phải tìm hiểu về những ưu nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm của niềng răng mắc cài pha lê

+ Mắc cài pha lê trong suốt phù hợp mới mọi trường hợp do chất liệu pha lê không bị tương phản với màu răng. Các mắc cài được gắn lên mặt răng nhưng khi không nhìn gần sẽ khó phát hiện ra còn khi nhìn gần nếu nhận ra cũng không mất thẩm mỹ.

Ưu điểm của phương pháp mắc cài pha lê trong suốt

Mắc cài pha lê phù hợp tạo nên sự đồng nhất với màu răng

+ Chất liệu pha lê an toàn, không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng. Bề mặt mắc cài láng mịn, hạn chế tối đa việc cọ xát gây tổn thương môi, má và các mô mềm.

+ Mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu đối với mọi trường hợp sai lệch răng thưa, răng hô vẩu, răng móm, khấp khểnh…

+ Kết quả đạt được mang giá trị vĩnh viễn, gia tien nieng rang không tái phát.

Nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê

Có một vài nhược điểm khiến niềng răng mắc cài pha lê sẽ không được áp dụng cho một số trường hợp.

Đó là những trường hợp như khớp cắn sâu thì không thể sử dụng với hàm dưới,TH nieng rang trong bao lau, trường hợp thân răng quá ngắn mà mắc cài kích thước lớn nên gặp khó khăn khi gắn mắc cài. Hoặc những trường hợp sai lệch quá nặng phải dùng lực kéo mạnh sẽ không phù hợp do mắc cài pha lê không chắc chắn bằng mắc cài kim loại, tỷ lệ bung tuột và gãy mắc cài cao hơn.

Ngoài ra, mắc cài pha lê sử dụng chun buộc màu trắng hoặc trong suốt thường dễ bị nhiễm màu nếu không được vệ sinh cẩn thận.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Niềng răng loại nào hiệu quả nhất hiện nay?

Niềng răng đang ngày càng phổ biến với công nghệ khoa học ngày một hiện đại hơn, trong những loại niềng răng có mặt trên thị trường thì niềng răng loại nào tốt nhất hiện nay?


Với công nghệ khoa học ngày một hiện đại hơn, phương pháp niềng răng cũng đã cho ra đời nhiều công nghệ niềng răng khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Vậy trong những loại niềng răng có mặt trên thị trường thì niềng răng loại nào tốt nhất hiện nay?

Những loại niềng răng phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp công nghệ niềng răng khác nhau về nhiều đặc điểm riêng biệt khác nhau rất được chú ý như:

– Niềng răng bằng mắc cài truyền thống và giá niềng răng mặt trong

Đây là phương pháp niềng răng cổ điển nhất nhưng cho đến nay nó vẫn được nhiều người ưa chuộng vì có chi phí khá thấp. Với phương pháp niềng răng này thì mắc cài có thể được làm bằng bạc, vàng hay thép không gỉ hoặc phần mắc cài được cải biến bằng sứ để có tính thẩm mỹ hơn… kết hợp với dây cung và dây thun nên khả năng đàn hồi cao để giữ khung được định hình cấu trúc hàm chắc chắn hơn. Niềng răng bằng phương pháp này thời gian đầu bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu ở phần má và nướu răng vì khung mắc cài rất mạnh nhưng chỉ sau 1 tuần là cảm giác đó sẽ biến mất.

– Niềng răng bằng mắc cài tự buộc:

Loại niềng răng mắc cài này có bước cải tiến hơn, được thiết kế bằng dây cung hiện đại, ở phần trên mắc cài có gắn nắp trượt tự động vào khe để tự điều chỉnh lực co kéo của dây cung nên bạn không cần phải đến gặp bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung. Mặc dù loại mắc cài này có cấu trúc phức tạp hơn nên khi gắn vào trông sẽ khá dày và dễ nhận thấy nhưng sẽ không làm bạn có cảm giác đau đớn gì.

– Niềng răng bằng hàm tháo lắp và bang gia nieng rang

Niềng răng tháo lắp là một phương pháp chỉnh nha niềng răng bằng cách sử dụng những máng nhựa trong suốt (có móc hoặc không móc) để lắp vào răng, hàm tháo lắp này sẽ có công dụng làm cho răng dịch chuyển từ từ. Vì là hàm nhựa trong suốt nên trong quá trình bạn đeo hàm sẽ rất thẩm mỹ, không ai nhận biết được bạn đang niềng răng. Loại niềng răng tháo lắp này cũng rất tiện lợi, bạn có thể tháo ra để vệ sinh và ăn uống thoải mái hơn. Tuy nhiên loại hàm này chỉ thường được áp dụng cho những trường hợp răng bị lệch lạc nhẹ và thời gian thực hiện cũng lâu hơn.

Niềng răng loại nào tốt nhất?

Niềng răng loại nào tốt nhất hiện nay sẽ còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng, điều kiện kinh tế hay mong muốn của bệnh nhân như thế nào. Vì mỗi người đều có một nhu cầu riêng khác nhau cũng như các loại niềng răng sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau.
>>Xem thêm: http://benhvienniengrang.com/chinh-nha-nieng-rang-thua-co-dau-khong/
Để giúp các bạn có thể nhận định được loại niềng răng loại nào tốt nhất hiện nay có thể dựa vào các tiêu chí sau:

– Thời gian: niềng răng bằng mắc cài tự buộc có ưu thế về mặt thời gian do thời gian đeo niềng ngắn hơn và không phải thường xuyên gặp bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung nên cũng rất tiện lợi.

– Mức độ tác động vào răng: đối với những ca răng lệch lạc nặng, răng xô lệch nhiều thì nên dùng mắc cài kim loại hoặc mắc cài tự buộc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

– Chi phí điều trị: chi phí niềng răng mắc cài kim loại sẽ giúp các bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với những phương pháp niềng răng còn lại.

– Tính thẩm mỹ: nếu các bạn ngại việc đeo mắc cài sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng thì có thể lựa chọn phương pháp mắc cài sứ hoặc đep hàm tháo lắp.

Niềng răng loại nào tốt nhất hiện nay mà vẫn phù hợp với tình trạng răng miệng và mong muốn của bản thân, các bạn nên đên gặp trực tiếp đến các trung tâm nha khoa niềng răng uy tín để các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn mới có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tại Nha Khoa Kim, các bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa niềng răng chỉnh nha thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.


Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Quy trình niềng răng đạt chuẩn



Quy trình chính là yếu tố quyết định sự thay đổi của hàm răng theo chiều hướng nào và tốc độ ra sao, có an toàn và thuận lợi cho bệnh nhân hay không. Niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt, bạn cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa có quy trình điều trị đạt chuẩn, các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng.


>>dấu hiệu răng sâu
>>bà bầu bị đau răng
>>Thuốc chữa sâu răng có hiệu quả không


Thông thường quá trình niềng răng cho trẻ em thực hiện gồm các bước sau:



– Bước 1: Thăm khám sơ bộ: Chụp X Quang để phân tích tương quan cấu trúc hàm mặt; Đo tương quan khớp cắn; Tư vấn loại khí cụ và hướng điều trị cho bệnh nhân



– Bước 2: Lấy thông số dấu hàm để chỉ định or thiết kế khi cụ cho phù hợp, đồng thời lên phác đồ điều trị chi tiết



– Bước 3: Gắn khí cụ lên răng và chỉ định lực xiết phù hợp



– Bước 4: Theo dõi tiến trình di chuyển của răng và kết thúc điều trị khi hàm răng ổn định như ý



Dựa vào những tiêu chí trên đây sẽ giúp bạn có thể chọn được một trung tâm nha khoa tốt, uy tín để chỉnh nha niềng răng cho trẻ.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

(Trích câu hỏi khách hàng) Chào bác sĩ! Bé nhà em năm nay được 12 tuổi, hàm trên của bé răng mọc không đồng đều, khấp khểnh, thụt vào thụt ra trông mất thẩm mỹ. Em có nghe mấy chị đồng nghiệp khuyên nên cho bé niềng răng ngay bây giờ. Nhưng em chưa yên tâm vì bé đang còn nhỏ, nên nhờ bác sĩ tư vấn giúp cho em độ tuổi thích hợp niềng răng trẻ em khi nào, bé nhà em giờ có thể niềng răng được chưa. Em cảm ơn nhiều. (Phương Loan, Bình Định)



Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

Khi trẻ có những dấu hiệu răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô móm… các bậc cha mẹ nên quan sát và chi bé đến gặp bác sĩ để kịp thời nắn chỉnh lại răng. Việc nắn chỉnh lại răng cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay cả khi trong giai đoạn răng sữa. Nếu chậm trễ hay bỏ qua thời điểm niềng răng cho trẻ em chỉ càng khiến tình trạng răng của trẻ trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ khi trưởng thành và kéo dài thời gian niềng răng hơn.


Niềng răng cho trẻ em được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn răng sữa (Từ lúc bắt đầu mọc răng sữa – 5 tuổi)

Nếu trong giai đoạn này trẻ không được nắn chỉnh răng phù hợp, kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn về sau.

Trong giai đoạn này, trẻ thường hay bị sâu răng và việc nhổ bỏ răng sữa sớm sẽ làm cho các răng còn lại có chiều hướng mọc lệch vào chỗ khoảng trống của chiếc răng đã mất, điều này làm cho các răng vĩnh viễn bên dưới xương hàm không đủ khoảng trống để mọc lên trên, điều này rất dễ gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ sau này.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ rất ít chỉ định niềng răng cho trẻ mà thường áp dụng các phương pháp điều chỉnh răng trẻ mọc đúng hướng.

- Giai đoạn răng hỗn hợp (Trẻ từ 6 – 12 tuổi)

Ở giai đoạn này, sự phát triển của răng ở trẻ đã dần được ổn định. Răng vĩnh viễn dần thay thế cho những chiếc răng sữa.

Việc niềng răng trong độ tuổi này giúp điều chỉnh sớm những lệch lạc của răng hiện tại và sắp xếp các khoảng trống phù hợp để các răng vĩnh viễn mọc theo đúng vị trí. Đây là giai đoạn, xương hàm của trẻ phát triển tương đối ổn định nên thích hợp cho việc chỉnh sửa những sai lệch như răng hô móm, răng mọc lệch, lộn xộn và giúp cho quá trình điều trị sau này trở nên đơn giản hơn.

- Giai đoạn răng vĩnh viễn (Trẻ từ 13 – 21 tuổi)

Giai đoạn răng vĩnh viễn hay còn gọi là giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này xương hàm sẽ phát triển rất nhanh, và các vấn đề về xương hàm như hô, móm, các vấn đề về răng như mọc lệch, chen chúc, hô, móm,… sẽ biểu hiện rõ ràng nhất. Việc chỉnh nha niềng răng ở giai đoạn này bác sĩ thường dựa vào sự phát triển trên tổng thể khuôn mặt và hàm răng của trẻ để lên kế hoạch nắn chỉnh răng phù hợp nhất với khuôn mặt của trẻ.

Việc nắn chỉnh răng cho bé đúng thời điểm tại một địa chỉ nha khoa uy tín chính là giải pháp giúp bé luôn có hàm răng đều đẹp vĩnh viễn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về việc niềng răng cho trẻ em hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Những lưu ý khi niềng răng cho trẻ em

Niềng răng ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với niềng răng người lớn. Bạn phải chú ý những điểm này để có thể giúp con mình có kết quả niềng răng tốt nhất và không ảnh hưởng đến sự phát triển răng bình thường của trẻ.

1. Niềng răng cho trẻ em nên áp dụng khi nào?
Thời điểm niềng răng cho trẻ em được chia làm 2 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Khi những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu rụng, đó là trong độ tuổi từ 6-7, khi này niềng răng nhằm định hướng cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu có dấu hiện răng mọc lệch nào sẽ được khắc phục ngay.
Vì thế ở độ tuổi này, các bậc phụ huynh nên đăng ký theo dõi lịch mọc răng của bé tại các phòng nha để bác sĩ có kế hoạch kiểm tra và kịp thời khắc phục.
>>> Chỉnh nha niềng răng hàm trên an toàn
Ở độ tuổi 6-7, trẻ em có thể được đeo khí cụ nhằm định hướng cho răng vĩnh viễn mọc

Giai đoạn 2: Khi răng sữa đã được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Các chuyên gia chỉnh nha luôn khuyến khích nếu có thể thì niềng răng cho trẻ em nên thực hiện càng sớm càng tốt. Khoảng 11-12 tuổi là độ tuổi mà trẻ nên chuẩn bị được niềng răng khi răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn.
Tuy nhiên, có những bé đến năm 12 tuổi vẫn chưa mọc đầy đủ răng vĩnh viễn hoặc thậm chí là chưa gãy răng sữa thì vẫn chưa thể niềng răng. Bởi nếu niềng răng trong thời gian này mà sau đó những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên mà không theo trật tự thì sẽ phá vớ thành quả niềng răng đã đạt được.
Ngoài ra, nếu trẻ chưa đến 12 tuổi nhưng hệ răng lại phát triển sớm và có độ ổn định tương đối thì vẫn niềng răng sớm được mà không cần phải đợi tới khi đủ tuổi.

2. Niềng răng cho trẻ em có tốn nhiều thời gian không?
Niềng răng trẻ em có ưu điểm hơn hẳn so với người lớn chính là về mặt thời gian. Thông thường nếu ca niềng răng ở tuổi trưởng thành mất tới 2 năm thì ở trẻ em có thể rút ngắn được đến 1/3 khoảng thời gian này và thậm chí là nhanh hơn nữa.
Bởi ở trẻ em, răng và xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa ổn định, cứng chắc nên việc tác động lực để di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn.
Niềng răng cho trẻ em tiết kiệm thời gian hơn so với người lớn
3. Niềng răng trẻ em nên dùng loại khí cụ nào?
Nếu như ở người lớn cần sử dụng mắc cài gắn cố định hoặc khay niềng răng hiện đại mới có thể khắc phục được tình trạng răng lệch lạc, sai khớp cắn, thì ở trẻ em có thể sử dụng những loại khí cụ trên hoặc dụng cụ chỉnh nha tháo lắp cũng có thể cho hiệu quả như ý mà lại giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí niềng răng.
>>> Niềng 2 răng cửa an toàn
Ngoài ra, khi niềng răng cho trẻ em, một số trường hợp có vòm hàm hẹp hoặc nguyên nhân sai lệch khớp cắn (hô, móm, khớp cắn sâu, cắn lệch…) thì bác sĩ có thể chỉ định đeo khí cụ Twin block ứng dụng chỉnh nha không phẫu thuật giúp kích thích xương hàm phát triển. Mà nếu trường hợp này gặp ở người lớn thì khả năng phải phẫu thuật hàm mặt rất cao.
Ở trẻ em, sử dụng khí cụ tháo lắp cũng mang lại hiệu quả cao
4. Niềng răng cho trẻ em có đau không?
Trước hết xin khẳng định niềng răng không hề gây đau nhức cho bé. Bởi ở lứa tuổi đang phát triển thì việc tác động lực để di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn nhiều so với người lớn như thông tin mà các bác sĩ đã cung cấp ở trên.
Tuy nhiên, không ngoại lệ trong những trường hợp kỹ thuật chỉnh nha yếu kém, tác động lực quá mạnh cũng có thể gây đau nhức nhiều cho trẻ. Vì thế bạn nên tìm hiểu và đưa ra lựa chọn chính xác phương pháp niềng răng và bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm.
>>> Địa chỉ niềng răng uy tín ở đâu
5. Nên niềng răng cho trẻ em bằng phương pháp nào?
Công nghệ Niềng răng mắc cài 3M UGSL là giải pháp nên áp dụng khi cần chỉnh nha bằng mắc cài. Công nghệ được các chuyên gia chỉnh nha trên thế giới khuyên dùng bởi 4 ưu điểm sau:
– Hàm răng đạt được độ đều đặn, thẳng tắp và hài hòa. Vòm răng và độ khum vòm hàm của trẻ đạt được độ hài hòa, tương xứng.
– Quá trình niềng răng thuận lợi, đạt được hiệu quả theo đúng lộ trình mà bác sỹ dự liệu trong phác đồ hỗ trợ điều trị.
– Xương và răng ổn định sau mỗi đợt dịch chuyển và khi kết thúc hỗ trợ điều trị, không làm trẻ có cảm giác đau nhức, ê buốt răng.
– Thời gian niềng chỉnh được rút ngắn tối đa. Trẻ chỉ phải niềng răng trong thời gian ngắn.
Giải pháp công nghệ tiên tiến nên áp dụng để niềng răng cho trẻ em
6. Niềng răng cho trẻ ở đâu là địa chỉ uy tín?

Nha khoa KIM chính là địa chỉ niềng răng uy tín mà bạn có thể tin tưởng và lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ trình độ cao, luôn không ngừng nỗ lực và học hỏi, chuyên sâu về từng lĩnh vực, trong đó khi niềng răng tại KIM, con bạn sẽ được trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị bởi chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm cùng các trợ thủ nha giỏi, tận tình

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Những lợi ích của việc niềng răng

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh răng bằng cách tạo lực kéo làm cho các răng di chuyển. Dựa trên cơ sở đó, các răng được khéo léo sắp xếp lại, về vị trí mới, thay đổi thế răng và trục răng để đạt được tỷ lệ chuẩn hơn. Nhờ vậy mà lợi ích của việc niềng răng đầu tiên được thiết lập – các răng trên toàn cung hàm đều đặn, thẳng tắp và hài hòa với nhau.



1. Làm đều răng – lợi ích của việc niềng răng số 1

Đó là giá trị đầu tiên, quan trọng và cũng dễ dàng nhận thấy nhất khi niềng răng.
Sẽ là thiếu sót nếu bạn cho rằng niềng răng chỉ để giúp làm răng đều đặn. Những lợi ích của việc niềng răng trong thực tế không chỉ có vậy. Nếu bạn đã từng niềng răng, hẳn bạn sẽ hiểu hơn ai hết điều này. Và nếu hàm răng của bạn đang bị khấp khểnh sai lệch mà còn băn khoăn chưa điều trị thì hãy khám phá ngay những lợi ích của niềng răng ngay!

Khi hàm răng đều đặn, nụ cười và khuôn miệng cũng thẩm mỹ hơn. Không nói đâu xa, bạn có thể chiêm ngưỡng hình ảnh của ca sĩ Hồng Nhung từng được mệnh danh là “cô nàng răng khểnh”, nhưng sau khi niềng răng cô trở nên xinh đẹp hơn, cười tự tin hơn.

2. Lợi ích của việc niềng răng với gương mặt và khớp cắn

Song song với sự làm đều răng, niềng răng còn làm cho cấu trúc hàm mặt hoàn chỉnh và hài hòa hơn. Vòm hàm trên và vòm hàm dưới đạt độ cân đối khiến cho vòm miệng, hàm, cằm trông đẹp và thẩm mỹ hơn, hài hòa với toàn khuôn mặt.



Đặc biệt, niềng răng để chỉnh răng nhưng cũng đồng nghĩa với việc đang điều chỉnh khớp cắn. Khớp cắn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc ăn nhai. Lực nhai và sự cử động hàm chỉ nhịp nhàng và thoải mái nhất khi khớp cắn không bị sai lệch. Nhưng đa số các trường hợp răng sai lệch thì cũng có khớp cắn sai lệch. Bởi vậy, khi răng được chỉnh lại cũng có nghĩa khớp cắn được chỉnh lại cho đạt tỷ lệ chuẩn nhất.

Khớp cắn chuẩn chính là điều kiện đảm bảo để khớp thái dương hàm được ổn định, không chịu những tác động xấu.

3. Phòng ngừa bệnh lý cũng là lợi ích của việc niềng răng

Nghe có vẻ như không liên quan nhưng thực tế lại đúng là như vậy. Theo số liệu thống kê qua rất nhiều ca điều trị bệnh lý trên thế giới, những người có hàm răng sai lệch, khấp khểnh lại có tỷ lệ bị sâu răng và viêm nướu lại cao hơn hẳn dù chăm sóc răng miệng rất kỹ.

Đây là điều dễ hiểu nhưng không phải ai cũng ngờ tới được những lợi ích niềng răng quan trọng này. Khi các răng kênh khểnh, thò thụt thì giữa chúng thường có những kẽ răng khuất mà thức ăn dễ giắt nhét vào mà lại rất khó làm sạch. Cặn thức ăn bám đọng nhiều hơn.

Chính điều này đã gây ra tình trạng cao răng nặng rồi dẫn đến sâu răng, viêm nướu,… Những điều này thường ít gặp hơn đối với những người có hàm răng đều đặn và thẳng hàng thẳng lối.