Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến chậm mọc răng

Theo khoa học nghiên cứu thì trẻ sẽ bước vào độ tuổi mọc răng là từ khoảng 6 tháng tuổi tới 3 tuổi, nhưng vì nhiều lí do mà quá trình mọc răng ở trẻ chậm hơn. Một trong những lí do khiến răng trẻ chậm mọc là do trẻ bị thiếu chất canxi, hay nói một cách khác trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến chậm mọc răng.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng

Xem thêm
http://caygheprangimplant.weebly.com/dich-vu-nha-khoa/thuc-hu-chuyen-sao-viet-choi-bo-viec-da-qua-tham-my

Những trẻ không có dấu hiệu tăng cân trong vòng hai tháng là có khả năng bị suy dinh dưỡng rất cao. Trẻ lười ăn hoặc bị thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì thế các bậc phụ huynh cần phải chú ý tới khẩu phần ăn uống của các con. Phải đảm bảo thực đơn ăn dặm của con phải đầy đủ nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Kết hợp ăn thực phẩm và cho trẻ uống sữa, cho bé ngủ đủ giấc để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.



Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn tới quá trình chậm mọc răng. Và nếu trẻ bị chậm mọc răng sẽ gây ra nhiều hệ lụy không đáng có. Ví dụ như : Không có răng trẻ sẽ khó mà ăn uống được những thức ăn cứng, dai. Răng mọc chậm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát âm của trẻ đó là chưa nói đến tình trạng răng mọc chậm sẽ phần nào ảnh hưởng tới lịch trình thay răng và mọc răng ổn định nữa.

Một điều mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý đó là, tình trạng chậm mọc răng nếu để lâu sẽ gây nên những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Răng mọc ngầm ở dưới lâu ngày không nứt kẽ và mọc lên sẽ gây nên tình trạng mọc lệch lạc. Hoặc ngăn chặn sự định hướng cho răng ổn định mọc.

Đôi khi những biến chứng từ việc chậm mọc răng sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm như xuất hiện mủ chảy rò ra má, làm xương bị tiêu hủy dần ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn miệng. Đặc biệt, tình trạng răng chậm mọc còn gây nên những hệ lụy như : gây viêm xoang hàm, làm mặt bị biến dạng và gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Để ngăn ngừa tình trạng mọc răng chậm ở trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và theo định kỳ để được bác sĩ theo dõi quá trình hình thành và phát triển răng của trẻ. Từ đó có những phương pháp điều trị hoặc can thiệp kịp thời. Tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra cho sức khỏe răng miệng trẻ.

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Khi nào nên đánh răng cho trẻ ?

Đánh răng cho trẻ là một ý tưởng rất tốt để làm sạch răng của bé. Nếu bạn bắt đầu việc này đúng lúc, con bạn sẽ có một hàm răng thật sạch và tránh được các bệnh về răng miệng sau này.Theo đó, ngay trước thời điểm trẻ mọc răng, bạn hãy sử dụng một miếng vải hoặc một miếng gạc sạch để chà nướu cho bé sau khi ăn. Việc làm này sẽ giúp bé thích nghi với cảm giác nướu bị kích thích và loại bỏ những loại vi khuẩn bám trên nướu.


Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều đứa trẻ cảm thấy việc chà nướu có thể làm nướu bớt đau vào thời điểm mọc răng. Hơn nữa, khi những cái răng đầu tiên mọc lên, bé sẽ thích nghi với việc chà răng sau khi ăn, đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng cũng dễ dàng hơn. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-bao-nhieu-tuoi-duoc-nieng-rang/



Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc độ tuổi phù hợp để bắt đầu đánh răng bằng kem cho trẻ, có mẹ lại sợ bé nuốt kem đánh răng, không vệ sinh và an toàn cho bé.Thông thường đối với trẻ trên 1 tuổi (có 8 răng cửa), cha mẹ có thể sử dụng nước và bàn chải có lông mềm chà nhẹ lên phần nướu và răng của trẻ hàng ngày. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu. http://chamsocrangtreem.vn/phong-kham-rang-tre-em-o-dau-tot-va-uy-tin-tai-sai-gon/


Hiện nay trên thị trường có loại kem đánh răng được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không có Flour, nhẹ nhàng làm sạch răng của trẻ, có bổ sung thêm canxi, an toàn cho trẻ nếu nuốt phải.Mặc dù Fluor được công nhận về khả năng làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng các nha sĩ thường khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa một hàm lượng Fluor vô cùng nhỏ. http://chamsocrangtreem.vn/cach-cham-soc-rang-mieng-cho-tre/


Những nhà hoạt động chống Fluor cho rằng nếu tiếp xúc thường xuyên với Fluor có thể sẽ mắc một dạng bệnh gọi là răng nhiễm Fluor, được biểu hiện bằng những vết rằn trên men răng, men răng đục và bị nhuộm màu. Fluor được xem là độc chất nếu sử dụng với liều lượng cao. Vì vậy, không nên cho trẻ em dùng những loại kem có công thức Fluor dành cho người lớn.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng đau răng hàm

Tình trạng đau răng hàm dai dẳng, âm ỉ và kéo dài gây ra rất nhiều khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống cũng như cuộc sống hàng ngày.


1.Nguyên nhân khiến răng hàm bị đau

Khi cảm thấy răng hàm của mình bị đau, bạn có thể nghĩ ngay đến một số nguyên nhân như sau:

– Răng bị vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng sâu răng. http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-sau-rang-ham-phai-lam-gi-de-het-dau-nhuc/

– Tủy răng có dấu hiệu bị viêm nhiễm, tổn thương.

– Răng bị viêm chân răng, bị bệnh nha chu…



Trường hợp răng hàm số 7 bị đau thì cũng có thể nghĩ đến trường hợp là do răng số 8 bên cạnh bị mọc lệch, mọc ngầm đâm sang khiến răng bị tổn thương gây đau đớn.
2.Xử lý tình trạng đau răng hàm bằng cách nào?

Để có thể xử lý được tình trạng răng hàm bị đau, trước hết cần xác định một cách cụ thể và chính xác nguyên nhân khiến cho răng bị đau là gì. Đây là một bước vô cùng quan trọng, cần được tiến hành ngay, tuy nhiên cần đến sự can thiệp của các nha sĩ bởi bằng mắt thường của bạn, rất khó để có thể tự tìm hiểu cũng như xác định nguyên nhân.

Chẳng hạn như với những răng bị sâu, không phải lúc nào vết sâu cũng nằm trên bề mặt nhai mà nó có thể nằm trong các kẽ răng khuất, hoặc nằm dưới kẽ chân răng và bị nướu che đi. Cũng như răng đau liệu có phải do răng khôn mọc ngầm gây nên hay không cần phải chụp x-quang mới có thể xác định được chính xác. http://chamsocrangtreem.vn/dieu-tri-chua-sau-rang-cho-tre-o-dau-tot-va-hieu-qua-nhat/

Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tùy vào từng tình trạng khác nhau của răng, nha sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp, cụ thể như:

– Với những răng bị sâu: Có thể sử dụng phương pháp hàn trám để khôi phục lại cả hình thể và chức năng của răng. Khi thực hiện phương pháp này, các vết sâu cũng được nạo bỏ một cách triệt nhằm ngăn chặn sâu răng quay trở lại.

– Với những răng vị viêm tủy: Cần điều trị tủy răng, sau đó nên bọc chụp một mão sứ bên ngoài để bảo vệ tối đa cho răng.

– Với trường hợp răng bị ảnh hưởng bởi răng khôn mọc ngầm gây nên đau đớn: Giải pháp tốt nhất là nhổ bỏ răng mọc ngầm, vừa loại bỏ những đau đớn khó chịu, vừa tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này. http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-nieng-rang-cho-tre-em-o-dau-tot/

Tóm lại, nếu bị đau răng hàm, việc cần thiết phài làm chính là lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, để bác sĩ có thể tiến hành thăm khám trực tiếp, xác định được rõ ràng nguyên nhân và đưa ra lời khuyên, phương pháp xử lý.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Hướng xử lý răng trẻ mọc lệch

Ngay khi phát hiện răng bé có dấu hiệu mọc lệch, bạn hãy nhắc nhở bé thường xuyên dùng lưỡi đẩy răng ra cho đến khi răng về vị trí như mong muốn.


Bởi ở độ tuổi nhỏ thì bé đang trong giai đoạn phát triển, việc tác động lực liên tục và thường xuyên sẽ dễ dàng di chuyển răng hơn rất nhiều so với tuổi trưởng thành. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-hinh-xuong-ham/



Nguyên nhân : 

+ Do di truyền: nếu răng của cha mẹ, ông bà mọc không đều, sai khớp cắn thì khả năng di truyền cho con trẻ là rất cao. Thực tế, đã có em bé sinh ra không giống bố mẹ ở nhiều điểm nhưng khi thay răng vĩnh viễn thì răng bé mọc lệch giống hệt không khác gì răng bố.

+ Do răng sữa mất sớm: vì một lý do nào đó như sâu răng, răng chịu tác động mạnh… mà răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ có xu hướng mọc chen lấn vào chỗ răng mất gây hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.

+ Do thói quen xấu từ hồi nhỏ: một số tật mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, ngủ nghiến răng, chép miệng… cũng là nguyên nhân khiến răng bé mọc lệch


Khi những chiếc răng vĩnh viễn của trẻ đầu tiên ngay khi có dấu hiệu mọc lệch, bạn nên cấp tốc cho bé đến phòng nha để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bé đeo khí cụ nha khoa có chức năng giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.
Giúp bé từ bỏ những thói quen xấu http://phauthuathamhomom.com/dieu-tri-lech-khop-can/

Như những thông tin mà chúng tôi đã nói ở trên, nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch chính là những thói quen xấu của bé. Nếu phát hiện bất kỳ những thói quen nào có thể khiến răng bé mọc lệch, bạn hãy nhắc nhở và theo dõi bé sửa chữa.

Phòng ngừa các bệnh lý răng miệng có thể khiến răng sữa gãy sớm, bạn nên hướng dẫn bé cách chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối.

Khi việc vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, bé sẽ có một hàm răng chắc khỏe, răng sữa không bị mất sớm, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.
Nhờ sự can thiệp của các biện pháp chỉnh nha

Nếu bạn đã áp dụng tất cả 4 hướng xử lý răng mọc lệch ở trẻ em trên mà không thấy có hiệu quả như mong muốn, thì sau lứa tuổi thay răng bạn hãy nhờ đến sự tư vấn niềng răng cho bé của bác sĩ.


Tuổi niềng răng phù hợp nhất là trong khoảng 13-16 tuổi. Vì thế hãy đưa bé đi niềng răng càng sớm càng tốt ngay khi bạn có điều kiện để rút ngắn thời gian điều trị.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Trẻ mọc răng hàm biếng ăn phải làm sao?

Trẻ mọc răng hàm biếng ăn phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm và lo lắng, bởi khi trẻ biếng ăn có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của bé.


Khi từ 5, 6 tháng, trẻ đã có dấu hiệu mọc răng, kèm theo đó là những biểu hiện quấy khóc, lười ăn, thậm chí có nhiều bé còn bị sốt, đau, khó chịu và gây ra hiện tượng biếng ăn, đặc biệt là những lúc bé mọc răng hàm. Các mẹ đừng lo lắng quá, chúng tôi có thế đưa ra một vài cách chăm sóc bé như sau: http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be-3-tuoi/



- Đối với những bé ở khoảng 7 tháng, cân nặng tầm 8,3 kg là vừa đủ. Mỗi tháng, cháu chỉ cần tăng 300g/tháng là vừa tiêu chuẩn. Khi bé biếng ăn, mẹ hãy tăng cường cho cháu bú nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất, đầy đủ chất nhất và an toàn nhất cho trẻ. Đồng thời vào lúc này, mẹ cũng phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mình thì sữa mẹ mới có thể đủ chất cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ còn có thể xay thật nhuyễn cháo với các thành phần dinh dưỡng và cho trẻ ăn.

- Cần quan tâm và chơi với bé nhiều hơn để bé quên đi sự khó chịu bằng cách thường xuyên hỏi han bé, cho bé chơi nhiều đồ chơi, dẫn bé đi dạo đến những nơi lạ, bé sẽ chú ý đến môi trường mới mà quên đi phần nào cái răng đang làm bé khó chịu.

Chế độ ăn uống cho những trẻ mọc răng hàm biếng ăn http://chamsocrangtreem.vn/han-rang-sua-cho-be-co-nen-khong/

- Khi trẻ mọc răng hàm, sẽ làm cho bé đau nhức và khó chịu, vì thế thời gian này mẹ nên làm nhỏ thức ăn để bé không gặp phải khó khăn khi ăn uống đồng thời cùng chia đồ ăn làm nhiều bữa nhỏ để bé có thể ăn được hơn.

- Vì giai đoạn mọc răng rất cần nhiều canxi, nên mẹ cần lưu ý bổ sung các món ăn cho bé có hàm lượng canxi cao. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: cá, tôm, đậu phụ.. Hoặc các loại hoa quả như: quất vàng, cam, dâu, mít, kiwi… Ngoài ra, cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết.

- Một điểm nữa mà mẹ cũng cần phải lưu ý bổ sung kẽm và selen cho trẻ. Chúng giúp trẻ tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, cải thiện vị giác, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong thịt, hải sản, giá đỗ và rau xanh. Khi hai chất này bị thiếu hụt, tình trạng trẻ biếng ăn sẽ càng nặng hơn, bé hay bị suy dinh dưỡng và khả năng miễn dịch của bé bị giảm sút, dễ mắc phải bệnh tật hơn. Trẻ mọc răng hàm lười ăn hơn nên mẹ có thể chia ra làm nhiều bữa nhỏ cho con ăn.

- Các dụng cụ ăn uống của bé phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn có điều kiện tấn công vào cơ thể bé, đặc biệt là những đồ chơi, cần phải để ý để tránh bé cho đồ chơi vào miệng “gặm” để đỡ ngứa lợi.


Trường hợp bé quấy khóc quá, lợi sưng đỏ hơn mọi khi và không chịu ăn gì, không chịu bú mẹ, hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Nhổ răng sữa sót chân răng có thể không?

Đây là vấn đề rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Thực hư vấn đề nhổ răng sữa còn sót chân răng là như thế nào? Nếu gặp phải trường hợp này thì phải làm sao? Bài viết dưới đây hi vọng chia sẽ phần nào lo lắng của bậc phụ huynh.

Đến giai đoạn thay răng, răng vĩnh viễn sẽ trồi lên từ từ và làm tiêu dần chân răng sữa. Chân răng sữa mòn dần nên dẫn đến lung lay. Nếu không tác động lực nhổ thì tới khi mòn hết chân răng, răng sữa sẽ tự rụng. Đây chính là cơ chế thay răng sữa.

Chính vì vậy rất khó có trường hợp nhổ răng sữa sót chân răng. Sau khi nhổ răng sữa không thấy chân răng hoặc thấy chân răng còn rất ít là do răng vĩnh viễn đã làm tiêu chân răng rồi. Trường hợp sau khi nhổ răng rồi vẫn còn thấy chân răng ngay vị trí mới nhổ, không cần phải lo lắng đó có thể là mầm răng vĩnh viễn đang mọc. Cách nhổ răng cho trẻ em ngay tại nhà http://chamsocrangtreem.vn/cach-nho-rang-cho-tre-em-ngay-tai-nha/
Nhổ răng sữa sót chân răng có thể không?
Nhổ răng sữa sót chân răng có thể không?

Chân răng sót chỉ thường xảy ra khi nhổ răng vĩnh viễn hoặc nhổ răng sữa quá sớm chưa tới giai đoạn thay răng. Nếu nhổ răng sữa thật sự sót chân răng cũng không cần phải lo lắng, một thời gian chân răng này sẽ tự trồi lên, đào thải ra ngoài hoặc sẽ bị tiêu dần khi răng vĩnh viễn mọc. Có nên nhổ răng sâu cho trẻ em hay không http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-nho-rang-sau-cho-tre-em-hay-khong/

Theo các bác sĩ nha khoa, không nên nạo chân răng sữa vì làm như vậy có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Để an toàn và chắc chắc có phải là do răng sữa còn sót lại hay không, tốt nhất đến trung tâm nha khoa chụp X-quang kiểm tra. Thông qua hình ảnh 3D có thể giúp chúng ta biết chính xác có phải chân răng sữa còn sót lại hay không.Có những trường hợp vì không biết nên nhổ nhầm mầm răng vĩnh viễn.

Nếu gặp phải trường hợp này lặp tức trồng lại mầm răng vĩnh viễn, sau một thời kiểm tra tủy răng còn sống hay không. Tuy nhiên trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu như gặp phải một trung tâm “rởm”. Một trung tâm uy tín với bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao sẽ không để xảy ra trường hợp đáng tiếc như thế. Nhổ răng sữa bằng chỉ cho trẻ http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-cach-nho-rang-sua-bang-chi-tai-nha-duoc-khong/

Để xác định chính xác có phải chân răng sữa còn xót lại không bác sĩ sẽ cho bé chụp X-quang sau đó mới đưa ra phương án điều trị. Chính vì trước khi đến trung tâm nha khoa cần phải xác định xem trung tâm nha khoa đó có thật sự uy tín chất lượng.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

9 Cách trị nhức răng tại nhà không thể bỏ qua

Muốn tìm ra cách trị nhức răng hiệu quả thì quan trọng là bạn cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây nhức răng là gì.


+ Sâu răng: do chất đường tồn đọng lại trong khoang miệng sinh ra vi khuẩn, các vi khuẩn đó sẽ chuyển hóa chất đường thành axit bào mòn men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/



+ Viêm nướu: tình trạng viêm của mô mềm và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám trong nướu.

Những vi khuẩn trong các túi nướu sẽ gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá hủy thêm xương, nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ gây đau nhức răng kéo dài, có thể bị mất răng.

Đây là 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhức răng chủ yếu. Bên cạnh đó thì viêm khớp thái dương hàm cũng như mọc răng khôn, áp xe xương ổ răng hoặc các chấn thương vỡ mẻ răng cũng khiến cho răng có cảm giác đau nhức, có thể là đau âm ỉ hoặc là đau dữ dội bộc phát.

Nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên tình trạng đau nhức ở mỗi người có thể khác nhau về đặc điểm, mức độ và tần suất của cơn đau. Bạn có thể lần lượt sử dụng một trong 10 cách trị nhức răng đơn giản sau đây để kiểm định tác dụng và xem đâu là cách tốt cho tình trạng của mình nhé!

1. Lá trầu không trị nhức răng đơn giản

Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút. Đây được coi là một trong những mẹo trị nhức răng nhanh trước khi bạn có thể đến gặp nha sĩ.
2. Sử dụng muối ăn để chữa đau nhức răng nhanh

Chắc hẳn bạn chưa biết rằng muối ăn cũng có tác dụng bất ngờ trong việc giảm cơn đau nhức răng.

Lấy một muỗng canh muối cho vào ly nước ấm quấy đều và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ.Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng cách chữa đau răng tại nhà bằng muối ăn thường xuyên.
3. Cách trị nhức răng bằng trà bạc hà http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-moc-lech-vao-trong/

Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong.

Lời khuyên: Nên thường xuyên lặp lại cách chữa nhức răng đơn giản bằng trà bạc hà thường xuyên khi cơn đau xuất hiện.
4. Cách trị nhức răng nhờ chườm đá

Sử dụng cách chườm đá là một trong những cách trị đau nhức răng ngay tại nhà phổ biến thường hay áp dụng hiện nay.

Lấy một cục đá nhỏ vào túi ni lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng. Điều này có thể làm giảm bớt sưng, giúp giảm đau nhức răng một cách nhanh chóng và rất hiệu nghiệm.
5. Cách trị nhức răng bằng gừng tươi


Nhanh chóng và đơn giản, bạn dùng củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ đi. Dùng gừng tươi đó cắn vào chỗ răng đau giữ trong khoảng 3-5 phút cho tinh chất gừng tiết ra để diệt khuẩn. Đặc biệt hiệu quả với trường hợp đau nhức răng do sâu răng. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày mỗi khi cơn đau nhức răng đến “làm phiền bạn”.
6. Chữa đau răng bằng rễ lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc thường có trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài ra, công dụng ít người biết đến của rễ lá lốt là chữa đau nhức răng.

Bạn lấy khoảng 20g rễ cây lá lốt rửa sạch, sau đó giã nát với vài hạt muối rồi lọc lấy nước. Dùng bông gòn thấm vào chỗ răng đau để khoảng 5 phút. Cuối cùng súc miệng bằng nước sạch. Ngày lặp lại 3-4 lần hoặc có thể nhiều hơn. Sau khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.
7. Giảm đau nhức răng bằng lá ổi

Lá ổi được chứng minh chữa đau răng hiệu quả nhờ chứa nhiều hợp chất astrigents giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt làm nướu săn chắc, diệt vi khuẩn.

Bạn chỉ cần nhai vài búp lá ổi non hàng ngày, kết hợp với việc súc miệng với nước ép lá ổi ngày 2-3 lần đặc biệt là sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ để giảm cơn đau răng.


8. Cách trị nhức răng bằng lá bàng

Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non, hái vào buổi sáng sớm là tốt hơn cả, 1/2 thìa cafe muối tinh và 250 ml nước. Sau đó bạn cho vào máy say sinh tố say cho đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt.

Lọc hỗn hợp loại bỏ phần bã, thu được nước lá bàng. Bạn đổ vào 1 chai nước để trong tủ lạnh dùng dần. Ngày bỏ ra súc miệng khoảng 2-3 lần để giảm cơn đau răng.

9. Ấn huyệt cũng giúp giảm cơn đau răng

Đây là một trong những phương pháp Đông y cổ truyền trong việc trị đau nhức răng. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đối với những phụ nữ đang mang thai.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Các bệnh nha chu viêm ở trẻ em

Mảng bám, vôi răng với sự tập trung một số lượng vi khuẩn khổng lồ là nguyên nhân gây nha chu viêm ở trẻ. Các bệnh nha chu viêm ở trẻ em là gì và chúng biểu hiện như thế nào ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kiến thức này để từ đó có cách bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn cho con em mình.Trẻ bị viêm nha chu do những nguyên nhân gì ?


Nha chu viêm là bệnh lý răng miệng gây mất răng cao, nguy cơ này không chỉ xảy ra với người trưởng thành mà với trẻ em, nếu việc chăm sóc răng miệng chưa tốt thì hoàn toàn có thể bị bệnh lý này. ?



Sở thích ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga…chứa nhiều đường và axit khiến lớp men răng dễ bị bào mòn, răng dễ bị tổn thương.
Trẻ em đang mọc răng khiến nướu dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường.
Vệ sinh răng miệng kém.

Những nguyên nhân trên khiến mảng bám có cơ hội hình thành và phát triển thuận lợi gây những tổn thương cho răng và nướu của trẻ.
Các bệnh nha chu viêm ở trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em biểu hiện cụ thể ở các giai đoạn cụ thể như:
Viêm nướu


Đây là giai đoạn đầu biểu hiện của viêm nha chu. Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám dễ hình thành trên viền nướu và chân răng gây kích ứng nướu. Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu. Trong những trường hợp nặng nướu có thể bị xuất huyết tự nhiên và khiến miệng có mùi hôi khó chịu.

Lúc này, bạn nên quan tâm, hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách thì tình trạng trên sẽ được khắc phục hiệu quả.
Viêm nha chu trước tuổi dậy thì

Khi trẻ ở giai đoạn này, thường viêm nha chu sẽ gây mất răng sữa trước khi chúng phát triển đầy đủ. Lúc này, việc cần làm là đưa trẻ đến gặp nha sỹ để được thăm khám, cạo vôi răng ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, sử dụng kháng sinh và trong một số trường hợp có thể bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nếu tổn thương nghiêm trọng.
Viêm nướu ở trẻ khu trú

Biểu hiện của tình trạng này là mất xương ổ răng nhanh chóng, nhất là ở vùng quanh các răng cửa và răng cối lớn 1 vĩnh viễn. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng răng bị tổn thương sẽ bị mất hệ thống dây chằng, răng trở nên suy yếu và dễ bị rụng. Bác sĩ cần thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp với giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu được phát hiện kịp thời, bác sĩ sẽ xử lý những mô răng bị tổn thương tại chỗ, kết hợp kháng sinh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trong trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng thì bệnh nhân cần điều trị nha chu toàn bộ, kết hợp với những thủ thuật cấy ghép xương ổ răng.

Viêm nướu răng ở trẻ em có nguy hiểm ?

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em hoặc bệnh sưng nướu răng ở trẻ em thường được biểu hiện thông qua những triệu chứng dưới đây:



– Ở giai đoạn mới chớm viêm, nướu sẽ dấu hiệu bị ửng đỏ một chút. Nặng hơn, nướu bị sưng tấy, phồng to.

– Chảy máu nướu răng tự nhiên.



Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện viêm nướu răng ở trẻ em

– Chảy máu, đau nhiều khi đánh răng

– Trẻ đau, khóc, không cho cha mẹ chạm vào răng khi đánh răng

– Trẻ bỏ ăn, ăn ít do viêm nướu, thức ăn chạm vào nướu sẽ bị đau.

– Hơi thở hôi khó chịu một cách thường xuyên trong miệng


Viêm nướu răng ở trẻ khiến cho hơi thở có mùi

Nếu nhận ra những biểu hiện trên, hãy đưa bé đến nha khoa thăm khám để kịp thời tìm ra giải pháp. Viêm nướu răng trẻ em càng để lâu sẽ càng nặng thêm, có thể gây ra viêm nha chu và dẫn đến mất răng ở trẻ.
2/ Những biến chứng và cách khắc phục


Nếu bệnh viêm nướu răng ở trẻ em không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như bệnh viêm nha chu, áp-xe xương ổ răng và có mủ chung quanh chân răng. Lúc đó, phương pháp điều trị và xử lý bệnh về răng miệng cho bé chắc chắn sẽ khó khăn hơn trong khi tuổi bé còn quá nhỏ.

Điều trị bệnh viêm nướu răng ở trẻ em sẽ rất hiệu quả nếu bệnh được phát hiện đúng lúc ở giai đoạn khởi phát. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các trung tâm Nha khoa uy tín điều trị bệnh viêm nướu cho trẻ.

Đưa trẻ đến Nha khoa uy tín thăm khám để có phương án điều trị cụ thể

Bố mẹ nên lên lịch kiểm tra thường xuyên tình trạng răng miệng cho trẻ ít nhất 2 lần trong năm, và lấy cao răng thường xuyên để loại bỏ các mảng bám trên răng. Hiện nay với công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0 , việc lấy cao răng ở trẻ sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Công nghệ cho phép đầu sóng siêu âm loại bỏ mảng bám, cao răng, các mảnh vụn thức ăn không chỉ ở bề mặt và chân răng mà còn ở phần nằm sâu dưới chân răng, mắt thường không nhìn thấy một cách nhẹ nhàng nhất.

Ngoài ra, khi xuất hiện bệnh viêm nướu răng ở trẻ em, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Làm gì để xử lý khi trẻ bị gãy răng

Răng cửa là răng thường bị chấn thương nhất do tai nạn giao thông, do tai nạn sinh hoạt, va chạm vật cứng như: do trẻ ngã khi đang tập đi, lúc chơi đùa như: rượt đuổi nhau, chơi thể thao, đá bóng... Do có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng đối với khuôn mặt của trẻ nên dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, nếu bị tổn thương bật khỏi ổ răng, ta cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện khám bác sĩ (BS) chuyên khoa Răng Hàm Mặt (RHM) để được điều trị kịp thời.


Ở trẻ em, các răng vĩnh viễn phía trước bị bật khỏi ổ răng có thể cắm lại thành công, răng được cắm lại càng sớm thì khả năng thành công càng cao. Kết quả thành công khi răng được BS. RHM cắm lại trong ổ răng trong vòng 30 phút. Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan. http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-bi-sau/


Đối với răng sữa

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu. Răng sữa bị bật khỏi ổ răng thì không nêncắm lại vào xương ổ răng, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng sự mọc răng sau này của mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

Đối với răng vĩnh viễn

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu và tiếp tục làm theo những bước sau đây:

Tìm và giữ lại răng bị rơi ra

Rửa sạch răng http://chamsocrangtreem.vn/tre-2-tuoi-cham-moc-rang/

Cụ thể, ngay khi răng bị rơi ra khỏi miệng, ngay lập tức phải nhặt răng lên, nhưng lưu ý chỉ cầm phần thân của răng (tức là cái phần giống như bạn thấy được trong miệng mình), cầm răng bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, đừng bao giờ cầm ở phần chân răng (tức là phần dài hơn thân răng) để tránh tổn hại dây chẳng nha chu, vì đây là phần quan trọng giúp cái răng tồn tại trong xương ổ.

Nếu thấy răng bị dơ, rửa sạch với nước muối sinh lý (NaCl 9‰), chỉ rửa chứ không cọ xát gì vào phần chân răng. Nếu đất cát bám vào răng, có thể rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch. Không được cạo sạch lớp mô mềm bám trên răng, vì nó giúp ích rất nhiều cho việc dính lại răng sau này trong ổ răng.

Không được ngâm răng trong thuốc sát trùng, thuốc tẩy, nước xúc miệng hay nước bình thường. Nhiều người dùng xà phòng, cồn hay dùng bàn chải đánh răng để chà rửa, điều này không những không cần thiết mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả phẫu thuật cắm ghép sau này.

Đặt răng trở lại vị trí cũ trong xương ổ răng

Khi răng đã được làm sạch, nếu có thể nên đặt răng trở lại vị trí nguyên thủy trong hàm, bằng cách dùng lực của ngón tay đẩy nhẹ răng vào xương ổ răng, sau đó đặt miếng bông gòn hay gạc đè lên thân răng mới cắm lại và bảo trẻ ngậm miệng lại từ từ để giữ răng ở tại vị trí đó.

Nếu trẻ quá nhỏ không hợp tác, trẻ có thể bị sặc hoặc nuốt răng đi, không thể thực hiện điều này thì phải giữ răng luôn ẩm trong suốt thời gian trước khi cắm ghép, không được để răng bị khô... Chú ý bảo quản tốt chiếc răng bị rớt, bằng cách cho chiếc răng ấy vào một cái ly có đựng nước muối sinh lý 9‰ hay sữa tươi tiệt trùng hoặc nước bọt. Không được bọc răng trong giấy hoặc vải.

Nếu cháu bé lớn, đủ hợp tác thì để răng trong miệng, ngậm răng ở giữa má và xương hàm. Bảo bé ngậm miệng lại và nhớ đừng nuốt răng.

Đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt

Nếu bạn không đủ tự tin là mình sẽ cắm răng đúng vị trí (trong trường hợp có nhiều răng rớt ra) hoặc sợ sẽ cắm không đúng phần nào quay ra ngoài, phần nào quay vô trong thì nên bỏ cái răng vào một cái ly có dung dịch nước muối sinh lý 9‰ hoặc sữa tươi tiệt trùng. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/
Sau những thao tác xử lý ban đầu nêu trên, đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt. Tới giai đoạn này thì có thể yên tâm giao cho BS. RHM, BS sẽ nẹp cố định răng khoảng 1-2 tuần hay có thể lâu hơn. Bé tránh không được ăn nhai trên các răng đã được nẹp cố định, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm và cần giữ vệ sinh răng miệng tốt.


Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ đầu tiên, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan.

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng sau khi ăn?

Dùng tăm chọc vào giữa hai kẽ răng để loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm sẽ gây ra sự mài mòn rang và dẫn đến chảy máu lợi, xỉa răng thường xuyên sẽ tạo ra kẽ hở giữa hai răng và do vậy khiến cho thức ăn mắc kẹt ở gữa nhiều hơn.. Nếu điều này diễn ra liên tục trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho toàn bộ các răng.


Xỉa răng ngay sau khi ăn là thói quen thường thấy của rất nhiều người, tuy nhiên ít ai biết được răng đây lại là thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây các bệnh răng miệng thường gặp. Dưới đây là những lý do vì sao các chuyên gia khuyên bạn cần ngưng sử dụng tăm xỉa răng ngay lập tức. http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-o-den/

1. Xỉa răng Gây mòn răng


Các kẽ hở chân răng do xỉa răng gây ra
2 . Xỉa răng có thể gây bệnh viêm lợi, viêm nướu

Sử dụng tăm thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới răng mà còn ảnh hưởng tới lợi. Nếu không được điều trị, điều này có thể dẫn tới những bệnh về lợi không thể khắc phục.
3. Men răng bị tổn thương http://chamsocrangtreem.vn/dieu-tri-tuy-rang-cho-tre/

Tăm thường được làm từ nhựa hoặc gỗ. Nhiều người khi sử dụng tăm xỉa răng hay có thói quen nhai tăm, điều này có thể gây tổn thương men răng.
4. Ảnh hưởng đến chân răng

Dùng tăm không chỉ ảnh hưởng tới lợi, khi lợi bị tụt xuống có thể gây tổn thương cho chân răng, trong một số trường hợp sẽ gây đau.
5. Làm hư răng sứ

Các miếng dán sứ veneer hoặc răng sứ bạn sử dụng để bảo vệ sâu răng có thể bị phá hủy do sử dụng tăm thường xuyên. http://chamsocrangtreem.vn/thoi-diem-nieng-rang-cho-tre/
6. Khiến hơi thở hôi

Sử dụng tăm có thể không loại bỏ được hết những mảnh vụn thực phẩm bám ở các kẽ rang do vậy sẽ gây hôi miệng. Thay vì dùng tăm, bạn hãy dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ thức ăn sạch hơn và không ảnh hưởng tới răng và lợi.

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Những thói quen chăm sóc răng miệng sai lầm

Mọi người nghĩ rằng cần phải đánh răng ngay sau khi ăn để làm sạch các mảng bám thức ăn trong miệng ngay lập tức. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt, còn đối với đồ chua chỉ nên đánh sau khi ăn ít nhất 30 phút.


>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Phú Nhuận

Chăm sóc răng miệng là thói quen nên làm mỗi ngày nhưng bạn có tự tin rằng mình đang làm đúng cách. 11 lỗi cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn kiểm chứng điều này để nhanh chóng thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng và bảo vệ nụ cười của mình mà không phải đến trung tâm nha khoa thẩm mỹ.
Đánh răng ngay sau khi ăn



Khi ăn đồ ngọt, phế phẩm từ chất đường gặp vi khuẩn sống chực chờ trong vòm miệng dẫn đến nguy cơ hư răng rất cao. Còn đối với đồ chua, môi trường khoang miệng cần thời gian để cân bằng độ pH sau ăn nên chúng ta không cần đánh răng ngay. Để làm sạch tạm thời khoang miệng, bạn có thể súc miệng bằng nước sạch.

Đánh răng quá kỹ

Hành động chà xát bàn chải mạnh không thể làm răng bạn sạch hơn. Ngược lại, chúng sẽ làm nướu và bề mặt răng tổn thương. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
Đánh răng nhiều lần

Tất cả chúng ta đều biết rằng đánh răng là việc cần thiết để giữ vệ sinh răng miệng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sau mỗi lần ăn xong, bạn lại phải đánh răng. Đánh răng quá thường xuyên hoặc quá lâu có thể làm xói mòn men răng của bạn. Lý tưởng nhất là đánh răng ba lần một ngày, hoặc ít nhất hai lần một ngày – một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chỉ đánh mặt trước của răng

Mọi người đều mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng mà quên việc làm sạch mặt sau của răng. Thực tế, mặt sau của răng là nơi chứa rất nhiều mảng bám, vụn thức ăn thừa – nguyên nhân hình thành cao răng. Thực phẩm cũng có thể bị kẹt giữa các kẽ răng và dưới nướu răng. Bạn cần chú ý làm sạch răng ở mọi góc cạnh: bên ngoài, bên trong và giữa các răng chứ không chỉ mặt trước của răng.
Đánh răng trong khi tắm


Đánh răng trong khi tắm là thói quen của nhiều người.

Đánh răng trong khi tắm là thói quen của nhiều người. Hành động này tiết kiệm thời gian nhưng lại không có lợi cho bạn. Hãy đánh răng trước gương, chải kỹ và chậm để làm sạch từng góc cạnh của răng trong 2 phút.
Bỏ qua lưỡi

Đánh răng không chỉ giới hạn ở răng, bạn cũng cần vệ sinh lưỡi nữa. Các rãnh và gờ trên lưỡi cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Làm sạch lưỡi cũng là làm giảm vi khuẩn trong miệng, nhờ đó giảm thiểu được các bệnh răng miệng hiệu quả.
Không làm sạch và làm khô bàn chải sau khi đánh răng

Hãy dành thời gian để rửa sạch bàn chải đánh răng thật kỹ. Vẩy cho sạch nước và dựng bàn chải lên để nó nhanh khô. Nếu không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng, bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn “nằm ổ” trên bàn chải đánh răng của mình.
Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên

Lần cuối cùng bạn thay bàn chải đánh răng là bao giờ? Không nhớ? Nếu không thay bàn chải thì dù bạn có chăm sóc răng miệng tốt đến đâu, bạn cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
Không sử dụng chỉ nha khoa

Bàn chải đánh răng sẽ không thể tiếp cận được với thực phẩm và vi khuẩn ẩn giữa các răng hay dưới nướu. Dùng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng và dưới nướu. Bạn nên dùng chỉ nha khoa một lần hoặc hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn tối. Tuy nhiên, nếu dùng chỉ nha khoa quá nhiều thì có thể sẽ gây kích thích và gây tổn hại nướu răng.


Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng
Không kiểm tra răng định kỳ

Bạn đã chăm sóc răng miệng rất tốt, nhưng bạn vẫn phải đi khám nha khoa sáu tháng một lần. Các mảng bám còn lại trên răng lâu ngày sẽ két lại và bạn sẽ không thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ. Vì thế bạn cần đến gặp các nha sĩ tại nha khoa để họ lấy cao răng giúp bạn và xem xét những bất thường trong răng miệng của bạn.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng hàng ngày

Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày:

Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố và răng hàm của trẻ có thay không.

Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn. Loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.

Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.

Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay viêm chân răng ở trẻ em.

Cha mẹ cần làm gì khi bé sốt mọc răng?
-Thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng cho bé.
-Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
-Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.
-Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng chân răng ở trẻ con. Và khi cảm thấy dễ chịu bé sẽ không quấy phá và hạ sốt.
-Khi bé sốt bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm vì nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
-Cho bé uống thêm nhiều nước nếu bé đi phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần trong một ngày.
-Uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ (ibuprofen – thuốc đặc chế cho bé, giúp bé giảm sốt do đau răng).

Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Xử lý khi răng trẻ bị bật khỏi ổ răng

Răng cửa là răng thường bị chấn thương nhất do tai nạn giao thông, do tai nạn sinh hoạt, va chạm vật cứng như: Do trẻ ngã khi đang tập đi, lúc chơi đùa như rượt đuổi nhau, chơi thể thao, đá bóng…



Trẻ con hiện nay rất năng động, nên hay vấp ngã là chuyện thường gặp, do đó răng cũng dễ bị chấn thương.



Do có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng đối với khuôn mặt của trẻ nên dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, nếu bị tổn thương bật khỏi ổ răng, ta cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện khám bác sĩ (BS) chuyên khoa Răng Hàm Mặt (RHM) để được điều trị kịp thời.

Ở trẻ em, các răng vĩnh viễn phía trước bị bật khỏi ổ răng có thể cắm lại thành công, răng được cắm lại càng sớm thì khả năng thành công càng cao. Kết quả thành công khi răng được BS. RHM cắm lại trong ổ răng trong vòng 30 phút. Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan.

Sau đây là những bước thao tác xử lý khẩn cấp ban đầu, trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM:
Đối với răng sữa

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu. Răng sữa bị bật khỏi ổ răng thì không nên cắm lại vào xương ổ răng, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng sự mọc răng sau này của mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
Đối với răng vĩnh viễn

Cho trẻ cắn bông gòn nơi ổ răng rớt ra khoảng 15 phút để cầm máu và tiếp tục làm theo những bước sau đây:

Tìm và giữ lại răng bị rơi ra

Rửa sạch răng
Cụ thể, ngay khi răng bị rơi ra khỏi miệng, ngay lập tức phải nhặt răng lên, nhưng lưu ý chỉ cầm phần thân của răng (tức là cái phần giống như bạn thấy được trong miệng mình), cầm răng bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, đừng bao giờ cầm ở phần chân răng (tức là phần dài hơn thân răng) để tránh tổn hại dây chẳng nha chu, vì đây là phần quan trọng giúp cái răng tồn tại trong xương ổ.
Nếu thấy răng bị dơ, rửa sạch với nước muối sinh lý (NaCl 9‰), chỉ rửa chứ không cọ xát gì vào phần chân răng. Nếu đất cát bám vào răng, có thể rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch. Không được cạo sạch lớp mô mềm bám trên răng, vì nó giúp ích rất nhiều cho việc dính lại răng sau này trong ổ răng.
Không được ngâm răng trong thuốc sát trùng, thuốc tẩy, nước xúc miệng hay nước bình thường. Nhiều người dùng xà phòng, cồn hay dùng bàn chải đánh răng để chà rửa, điều này không những không cần thiết mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả phẫu thuật cắm ghép sau này.

Đặt răng trở lại vị trí cũ trong xương ổ răng
Khi răng đã được làm sạch, nếu có thể nên đặt răng trở lại vị trí nguyên thủy trong hàm, bằng cách dùng lực của ngón tay đẩy nhẹ răng vào xương ổ răng, sau đó đặt miếng bông gòn hay gạc đè lên thân răng mới cắm lại và bảo trẻ ngậm miệng lại từ từ để giữ răng ở tại vị trí đó.
Nếu trẻ quá nhỏ không hợp tác, trẻ có thể bị sặc hoặc nuốt răng đi, không thể thực hiện điều này thì phải giữ răng luôn ẩm trong suốt thời gian trước khi cắm ghép, không được để răng bị khô… Chú ý bảo quản tốt chiếc răng bị rớt, bằng cách cho chiếc răng ấy vào một cái ly có đựng nước muối sinh lý 9‰ hay sữa tươi tiệt trùng hoặc nước bọt. Không được bọc răng trong giấy hoặc vải.
Nếu cháu bé lớn, đủ hợp tác thì để răng trong miệng, ngậm răng ở giữa má và xương hàm. Bảo bé ngậm miệng lại và nhớ đừng nuốt răng.

Đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt
Nếu bạn không đủ tự tin là mình sẽ cắm răng đúng vị trí (trong trường hợp có nhiều răng rớt ra) hoặc sợ sẽ cắm không đúng phần nào quay ra ngoài, phần nào quay vô trong thì nên bỏ cái răng vào một cái ly có dung dịch nước muối sinh lý 9‰ hoặc sữa tươi tiệt trùng.
Sau những thao tác xử lý ban đầu nêu trên, đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa RHM gần nhất càng sớm càng tốt. Tới giai đoạn này thì có thể yên tâm giao cho BS. RHM, BS sẽ nẹp cố định răng khoảng 1-2 tuần hay có thể lâu hơn. Bé tránh không được ăn nhai trên các răng đã được nẹp cố định, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm và cần giữ vệ sinh răng miệng tốt.
Thông thường, thời gian răng ở ngoài miệng lý tưởng cho việc điều trị cắm ghép răng thành công là nửa giờ đầu tiên, nhưng nếu được xử lý tốt, thì dù rơi ra ngoài trên dưới một giờ, kết quả điều trị vẫn khả quan.
Biện pháp phòng ngừa răng trẻ bị bật khỏi ổ răng

Để phòng ngừa chấn thương răng bị bật ra khỏi ổ răng, các bậc cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở và theo dõi sát hoạt động của con mình, tránh những nơi nguy hiểm, để tránh tổn thương vùng răng cửa khi bị ngã. Phòng tránh với những trẻ đang tập đi, nên để trẻ chơi ở những nơi rộng rãi, bằng phẳng, trống trải. Trẻ lớn hơn có thể giải thích cho trẻ những trò chơi nguy hiểm và những rủi ro có thể gặp phải để trẻ tự phòng tránh cho mình.

Cần cho trẻ mang dụng cụ bảo vệ hàm mặt khi chơi thể thao, đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe mô tô tham gia giao thông, thắt dây an toàn khi ngồi trong xe hơi.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Viên sủi gây mòn răng

Chỉ cần tiếp xúc với đồ uống chứa axit như các viên sủi trong vòng 4 giờ, sẽ thấy sự xói mòn của răng xuất hiện.



Viên sủi khiến men răng bị tổn thương

Men răng bị xói mòn rất nguy hiểm cho răng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh về răng miệng. Răng mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, ngà răng bị lộ ra ngoài, trông răng sẽ xỉn màu, ố vàng. Răng trở nên nhạy cảm hơn, ê buốt mỗi khi cắn hoặc ăn đồ ăn nóng, lạnh… Lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới tủy và lợi, gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.



Biện Pháp Khắc Phục

Biện pháp khắc phục chỉ có thể là hạn chế thấp nhất sử dụng các loại thuốc, đồ uống từ viên dạng sủi. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bất khả kháng( phải điều trị bệnh trong thời gian dài..), không thể hạn chế được sử dụng các loại viên sủi thì bạn nên tìm đến các giải pháp nha khoa.

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng của bạn khỏi những tác động của thuốc kháng sinh cũng như viên sủi.

Bọc răng sứ - giải pháp hàng đầu để bảo vệ men răng

Để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng thật, tạo thành trụ chụt sứ ra bên ngoài. Răng sứ là một loại răng giả, có màu sắc và hình dáng giống với chiếc răng thật, được dùng trong phục hình nha khoa. Răng sứ đặc biệt sứ cao cấp có độ bền còn hơn răng thật, không bị ảnh hưởng bởi các chất kháng sinh, viên sủi.

Đây là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng duy nhất hiện nay có thể giữ được răng thật, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Quá trình mài răng bác sĩ chỉ mài phần cùi răng bên ngoài, không chạm tới tủy răng nên không ảnh hưởng tới nướu cũng như sức khỏe răng miệng, đảm bảo quá trình ăn nhai bình thường.

Để tráng tác động của các thành phần trong viên sủi, bạn nên chọn răng sứ toàn sứ. Vì răng sứ lõi kim loại, sau một thời gian, lõi kim loại bên trong sẽ bị oxy hóa, gây đen cổ răng, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn dễ gây viêm lợi và kích ứng đối với những người từng có tiền sử dị ứng với kim loại.


Sứ toàn sứ được tạo thành từ sứ nguyên khối, nung ở nhiệt độ trên 1600 độ nên có độ bền gấp 5 lần răng thật. Sứ toàn sứ không có thành phần kim loại nên sau một thời gian bọc răng sứ sẽ không bị đen cổ răng mà vẫn giữ được độ bóng đẹp như ban đầu. Đặc biệt các loại răng sứ cao cấp có độ thẩm mỹ và bền chắc hơn nhiều lần răng thật.

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Trẻ bị mẻ răng sữa phải khắc phục bằng cách nào?

Hiện nay, để khắc tình trạng trẻ bị mẻ răng sữa, các bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ. Đây là một kĩ thuật phục hình răng khá đơn giản trong điều trị nha khoa, mang lại hiệu quả rất cao và thời gian thực hiện tương đối nhanh chóng. Chỉ cần mất khoảng 15 – 20 phút, khuyết điểm răng bị gãy vỡ – sứt mẻ của trẻ sẽ được khắc phục hoàn toàn.



Hiện nay, để khắc phục tình trạng trẻ bị mẻ răng sữa, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ.
Xem thêm:

Đầu tiên, bác sĩ tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng hiện tại của trẻ và chỉ định chụp phim x-quang hàm mặt (nếu cần thiết), nhằm chẩn đoán chính xác mức độ gãy mẻ và tổn thương của chiếc răng như thế nào, từ đó sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết. Trong trường hợp trẻ bị mẻ răng sữa ở mức độ nặng, buồng tủy lộ ra ngoài và bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước khi hàn trám răng.

Kế tiếp, bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, tránh gặp phải tình trạng răng bị viêm nhiễm sau khi điều trị. Sau đó, bề mặt răng sẽ được sử lý bằng dung dịch axit photphoric 30-40% dưới dạng gel, giúp vật liệu hàn trám có thể bám chặt vào răng.


Trước khi hàn trám răng bị mẻ, bác sĩ tiến hành vệ sinh sẽ khoang miệng cho miệng cho trẻ và gây tê cục bộ.

Trước khi hàn trám, trẻ sẽ được gây tê cục bộ, giúp trẻ không cảm thấy khó chịu và đau đớn trong suốt quá trình điều trị. Với dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ đưa từ từ vật liệu nhân tạo lên chiếc răng bị gãy vỡ – sứt mẻ, nhằm tái tạo lại mô răng thật bị hư hỏng hoặc khuyết thiết. Sau đó sẽ chiếu ánh sáng laser để hóa cứng chất trám bít trong vòng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉnh sửa và tạo hình vết trám sao cho đạt được tính thẩm mỹ hoàn thiện, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn, đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn nhai, không bị cộm cấn hay vướng víu khó chịu. Sau khi kết thúc ca điều trị, hình dáng và chức năng ăn nhai của răng sẽ được khôi phục như ban đầu, trẻ có thể ăn nhai và sinh hoạt như bình thường.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Thời điểm vàng để niềng răng cho trẻ

Có rất nhiều ông bố bà mẹ quan niệm rằng răng sữa không quan trọng vì sau này nó sẽ được thay thế lại bằng răng vĩnh viễn. Đó là những ý nghĩ hoàn toàn sai lầm và trên thực tế đã có hàng nghìn trẻ em bị các vấn đề về sai lệch răng chỉ bởi những quan niệm không có căn cứ khoa học này.



Nếu lựa chọn được đúng thời điểm để niềng răng cho trẻ thì quá trình thực hiện sẽ đơn giản hơn và hiệu quả cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Đó là lý do các bậc cha mẹ nên quan tâm và cho trẻ chỉnh nha sớm nếu không muốn trẻ tự ti về nụ cười của mình trong tương lai.

Khi nào nên niềng răng cho trẻ



Giai đoạn răng sữa

 Răng sữa của trẻ chỉ tồn tại trong khoảng 6 năm đầu đời của trẻ nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng. Không chỉ giữ chức năng ăn nhai và tập cho trẻ phát âm mà nó còn giữ vai trò đặc biệt là phát triển xương hàm của trẻ, giữ vị trí và giúp răng trưởng thành mọc lên đều đặn. Nếu răng sữa bị mất sớm sẽ gây ra tình trạng răng trưởng thành mọc lên có thể sẽ bị lệch lạc, mọc ngầm, chen chúc do các răng khác di chuyển vào khoảng trống của các răng đã mất.


Giai đoạn răng hỗn hợp

Đây là giai đoạn răng sữa của trẻ dần được thay thế bằng răng trưởng thành, quá trình này thường bắt đầu khi trẻ bước vào tuổi thứ 6 và kết thúc khi trẻ 12 hay 13 tuổi. Niềng răng trong giai đoạn này giúp điều chỉnh những sai lệch của răng khi mới mọc lên và sắp xếp lại chỗ để răng trưởng thành mọc lên đúng vị trí. Giai đoạn này xương hàm của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển nên việc kéo răng về đúng vị trí sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn so với lúc xương hàm của trẻ đã phát triển ổn định.

Giai đoạn răng trưởng thành


Giai đoạn này bắt đầu được tính khi răng sữa của trẻ đã được thay thế hoàn toàn bằng răng trưởng thành, thường bắt đầu khi trẻ được 13 tuổi và kết thúc khi trẻ được 18 tuổi. Đây là khoảng thời gian xương hàm của trẻ phát triển nhanh nhất, chính vì thế những vấn đề về xương hàm, răng như: hô, móm, răng mọc lệch lạc, chen chúc… sẽ được biểu hiện rất rõ. Lúc này quá trình chỉnh nha sẽ tác động sâu đến cung hàm của trẻ để điều chỉnh cho răng của trẻ phù hợp hơn với khuôn mặt.

Có nhiều trường hợp xương hàm phát triển không tương quan với sự phát triển của răng, có thể xương hàm phát triển quá nhanh tạo ra tình trạng hô, móm mà răng vĩnh viễn vẫn chưa thay xong. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần theo dõi sát quá trình mọc và thay răng của trẻ để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Tại sao nên niềng răng cho trẻ em?

Kết quả điều trị cao hơn: Xương hàm của trẻ đang trong quá trình phát triển, việc di chuyển răng về đúng vị trí sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn và hiệu quả đạt được cũng sẽ cao hơn.

Điều chỉnh được những sai lệch của răng: Việc chỉnh nha sớm sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề về răng miệng để không ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ của cả khuôn mặt, giúp dễ dàng hơn trong việc vệ sinh răng miệng ngăn ngừa được bệnh lý.

Quá trình điều trị ít gây đau đớn: Niềng răng sớm cho trẻ sẽ hạn chế tối đa được cảm giác đau đớn và khó chị khi đeo mắc cài. Hơn thế, quá trình chỉnh nha giúp xương hàm của trẻ phát triển một cách bình thường mà không cần thêm bất kỳ sự can thiệp nào.


Giúp đơn giản hóa giai đoạn chỉnh nha toàn diện sau này: Đối với những trường hợp sai lệch nặng cả răng và xương hàm, nếu không được chỉnh nha ngay từ sớm khi lớn lên cung hàm đã phát triển ổn định thì rất khó để điều trị và hiệu quả đạt được cũng sẽ không cao.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Răng nhiễm FLUOR và các biện pháp phòng tránh

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Thành phần chủ yếu của men răng là apatit, chiếm đến 96%. Fluor là nguyên tố không mùi vị, có khả năng ngấm vào men răng, biến các apatit thành fluoroatit, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan trong acid nên phòng được sâu răng.


>>Thoi diem nieng rang cho tre em
>>giá niềng răng trẻ em

FLUOR VÀ MEN RĂNG

Trong thiên nhiên, Fluor luôn ở trạng thái kết hợp với một chất khác như calci, phosphate hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước với một lượng nhỏ Fluor. Ở dạng thực phẩm, Fluor có trong cá biển, trà, rau, mễ cốc (đậu, bắp...), trong xương răng của con người và động vật. Fluor có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sâu răng, làm răng cứng chắc hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có thể sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor



Trẻ từ khi mới sinh cho đến 7-8 tuổi, nếu cơ thể hấp thu tốt Fluor qua nước uống, sữa, muối, viên Fluor... thì Fluor sẽ ngấm vào men răng. Sau 7-8 tuổi nếu dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có pha Fluor thì các ion Fluor có thể ngấm thêm vào men răng cho đến 12-15 tuổi.

RĂNG NHIỄM FLUOR VÀ NGUYÊN NHÂN

Răng nhiễm fluor là sự thay đổi hình thái của men răng do sử dụng quá nhiều Fluor trong một thời gian dài khi các răng đang được hình thành và phát triển dưới nướu. Như vậy chỉ có trẻ em dưới 8 tuổi có thể có răng nhiễm fluor do các răng này đang phát triển dưới nướu. Sau khi răng mọc qua nướu và xuất hiện trong miệng thì răng sẽ không có khả năng bị nhiễm fluor nữa. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phụ thuộc vào liều lượng, thời gian sử dụng.

CÁC DẠNG RĂNG NHIỄM FLUOR

Răng nhiễm Fluor rất nhẹ và nhẹ sẽ có rải rác những đốm trắng như tuyết. Những thay đổi này hầu như không đáng kể và rất khó nhìn thấy, phát hiện tình cờ khi được các bác sĩ khám răng. Nhiễm Fluor mức độ trung bình có đốm trắng lớn và nặng khi bề mặt răng rỗ, thô ráp.

CÁC NGUỒN CUNG CẤP FLUOR CÓ THỂ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM FLUOR

Kem đánh răng (nếu nuốt phải).
Uống nước sinh hoạt có chứa fluor.
Đồ uống và thực phẩm chế biến với nước có chứa fluor.
Bổ sung chế độ ăn uống theo toa có chứa fluoride (vô tình nuốt nhiều lần nước súc miệng với Fluor theo chương trình nha học đường).


CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Trẻ dưới 6 tuổi thường kiểm soát kém phản xạ nuốt và thường xuyên nuốt kem đánh răng.Trẻ em vô tình nuốt kem đánh răng và sử dụng không phù hợp của sản phẩm nha khoa khác có chứa fluor có thể dẫn đến lượng lớn hơn so với mong muốn. Vì lý do này, các bậc phụ huynh nên giám sát việc sử dụng kem đánh răng có fluor cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không sử dụng kem đánh răng có fluor trừ khi được các bác sĩ tư vấn. Cha mẹ nên làm sạch răng của con mình ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện bằng cách đánh răng mà không có kem đánh răng với bàn chải lông mịn nhỏ và nước sinh hoạt.

Đối với trẻ từ 2-6 tuổi, dùng một lượng kem đánh răng có Fluor với kích thước bằng hạt đậu để chải răng cho bé, khuyến khích con nhổ kem đánh răng ra sau khi đánh.

Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng có fluor mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây nguy cơ nhiễm fluor cho răng nếu trẻ vô tình nuốt nước súc liên tục. Súc miệng với Fluor cần được hạn chế ở trẻ em, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều nguồn cung cấp Fluor khác trong sinh hoạt hằng ngày. Nước súc miệng chứa Fluor chỉ nên nhắm vào các cá nhân và các nhóm có nguy cơ bị sâu răng cao.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Đôi điều về răng trẻ em ít ai quan tâm đến

Người lớn có 32 răng cố định. Ở trẻ em chỉ có 20 răng sữa. Nhiều ông bố bà mẹ chưa hiểu biết nhiều về những chiếc răng tạm thời này, và dưới đây là những ngộ nhận phổ biến nhất:

Nhiều người rất lo lắng khi con mình chưa bắt đầu mọc răng khi tròn 6 tháng tuổi. Thực ra, thời gian mọc răng không chỉ phụ thuộc sức khỏe của bé mà còn có tính di truyền. Sáu tháng chưa mọc răng là bất thường: Răng đã được sắp xếp ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Thời gian mọc răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền. Sức khỏe của đứa trẻ lại liên quan nhiều hơn đến thứ tự xuất hiện các răng.

Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới: đó là các răng nanh; và cuối cùng: các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới. Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng có nghĩa là cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn. Lúc này, nho rang sua co anh huong gi khong tới răng trẻ đang giai đoạn hình thành đủ răng.

Sốt, đi ngoài khi mọc răng nghĩa là trẻ ốm: Nhiều trẻ khi mọc răng thường bị sốt, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, không chịu ăn. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, để răng mọc được, lợi phải nứt ra và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng. Có nên hàn răng sâu cho trẻ bạn nên đưa trẻ đến bs khám để biết rõ mức độ sâu đưa ra cách xử lý.

Còn một nguyên nhân khác làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Đó là ngứa lợi, bị kích thích da gây chảy nước bọt. Để đỡ ngứa lợi, nên bôi cho trẻ một loại siro giảm đau và chống viêm.

Không cần quan tâm đến răng sữa vì đằng nào cũng thay: Các răng tạm thời cũng cần được chăm chút như răng vĩnh viễn. Thứ nhất, để hệ tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn phải được xử lý sơ bộ ngay tại "cửa vào", nên trẻ cần có bộ răng chắc khỏe. Thứ hai, răng không được chăm sóc rất dễ bị sâu,răng bé bị mảng bám đen, mà sâu răng cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch. Thứ ba, răng sữa mọc lung tung, bị vẩu hoặc móm sẽ dẫn đến hàm răng thật bị sai lệch.

Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, bạn nên cho trẻ chải răng vào sáng và tối. Dùng loại bàn chải mini đặc biệt mềm, bé tí để chỉ chải đúng vào 2 răng thôi, và không cần dùng kem. Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em, có chất fluor. Chỉ lấy chút xíu kem để vừa đủ làm sạch miệng, lỡ trẻ có nuốt phải sẽ đỡ ảnh hưởng đến dạ dày. Không nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng làm trắng, đó chính là loại thuốc độc đối với men răng còn non yếu của trẻ.

Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường chia tay với răng sữa sớm hơn em của nó. Để hàm răng mới mọc lên không bị chật chội, hàm, lợi phát triển đặc biệt nhanh vào tuổi thứ 5, kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần cho tư vấn bác sĩ nha khoa.


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng

Miệng chúng ta chứa đầy vi khuẩn. Hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau sống trên răng, lợi, lưỡi và các nơi khác trong miệng. Một số vi khuẩn có ích, nhưng một số khác có thể có hại như các vi khuẩn có vai trò trong quá trình sâu răng. Sâu răng là kết quả của sự nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn dùng đường trên răng để tạo ra acid. Theo thời gian, các acid này tạo thành lỗ trên răng và gây sâu răng.



Có lẽ bạn đã biết rằng sâu răng là lỗ trên răng. Nhưng bạn có biết răng sâu là hậu quả của quá trình răng bị sâu xảy ra trong thời gian dài? Bạn có biết bạn có thể làm gián đoạn hoặc làm đảo ngược quá trình này để tránh sâu răng ? Bài viết này giải thích quá trình sâu răng bắt đầu ra sao và bằng cách nào có thể chặn đứng hay đảo ngược quá trình này để giữ cho con em bạn không bị sâu răng. Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng.



Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng

Trong miệng chúng ta có gì ?


Điều gì xảy ra trong miệng chúng ta suốt ngày ?

Suốt ngày một cuộc thi kéo co xảy ra trong miệng chúng ta. Một phe là cao răng, một màng mỏng chứa vi khuẩn không màu và dính , cùng với các loại thức ăn và thức uống chứa đường hay tinh bột (như sữa, bánh mì, bánh quy, kẹo, soda, nước trái cây và nhiều thứ khác). Khi chúng ta ăn hay uống những thứ có đường hay tinh bột, vi khuẩn sẽ dùng những chất này để tạo acid. 

Các acid này bắt đầu ăn mòn bề mặt cứng của răng, hay men răng. Phe kia là các khoáng chất trong nước bọt của chúng ta, (như calcium và phosphate) cộng với fluor từ kem đánh răng, nước và các nguồn khác. Phe này giúp men răng tự phục hồi bằng cách thay thế các khoáng chất bị mất trong “cuộc tấn công” của acid. Răng của chúng ta trải qua quá trình mất khoáng chất và lấy lại khoáng chất suốt ngày.

Lỗ răng sâu phát triển như thế nào ?

Khi răng tiếp xúc với acid thường xuyên, chẳng hạn, nếu bạn thường ăn uống , với những thức ăn, nước uống có chứa đường và tinh bột , các chu kỳ của những cuộc tấn công của acid khiến men răng tiếp tục bị mất khoáng chất. Một chấm trắng có thể xuất hiện khi khoáng chất bị mất. Đây là dấu hiệu của chớm sâu răng. Sâu răng có thể được ngăn chặn hoặc đảo ngược ở thời điểm này. Men răng có thể tự phục hồi bằng cách dùng các khoáng chất từ nước bọt, và fluor từ kem đánh răng và các nguồn khác.

Tuy nhiên quá trình sâu răng vẫn tiếp tục, thêm nhiều khoáng chất bị mất. Qua thời gian, men răng bị yếu đi và bị phá hủy, tạo thành lỗ trên răng. Một lỗ sâu răng là sự hư hại mà nha sĩ phải chữa bằng cách trám lỗ sâu.