Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Nguyên nhân, tác tại và cách xử lý cao răng hiệu quả

Hầu như tất cả mọi người đều có cao răng, tuy nhiên mức độ nhiều/ít khác nhau. Trường hợp cao răng xuất hiện nhiều là do một số nguyên nhân dưới đây:



Nếu như mảng bám là một màng vi khuẩn không màu, cao răng được hình thành từ những chất khoáng nên dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Dấu hiệu dễ nhận biết dễ nhất của cao răng chính là những lớp màu vàng, vàng nâu tồn tại trên phần thân răng, cổ răng.
Những nguyên nhân hình thành cao răng



– Vệ sinh răng miệng kém, lười đánh răng.


– Không sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch tất cả những vụn thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng. Những vụn thức ăn này không thể loại bỏ được 100% bằng chải răng thông thường.

– Chế độ ăn uống nhiều đường, đồ ngọt khiến các mảng bám hình thành nhanh hơn, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn hoạt động và phát triển.

– Không lấy cao răng định kì, thường xuyên: Khiến những lớp cao răng ngày càng dầy lên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe răng miệng.
Tác hại của cao răng

Việc hình thành và tồn tại cao răng trước hết gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho hàm răng và nụ cười, sau đó, nó có thể là nguyên nhân chính dẫn đến miệng có mùi hôi, gây khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp.


Cao răng nếu không được lấy thường xuyên còn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hoạt động, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm quanh cuống răng, viêm lợi. Ngoài ra, cao răng cũng là khởi nguồn của bệnh nha chu – một trong những bệnh lý nghiêm trọng có thể khiến răng bị tiêu xương, lung lay, thậm chí là mất răng.

Cách xử lý cao răng hiệu quả

Để hạn chế cao răng, có thể sử dụng đến một số công thức từ dầu ô liu, dầu dừa hay baking soda. Tuy nhiên, để có thể loại bỏ cao răng một cách triệt để, cần tới sự trợ giúp của các nha sĩ bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

Trước đây, cao răng thường được “xử lý” bằng các dụng cụ cầm tay, nên thường phải sử dụng lực tác động mạnh mới có thể làm sạch. Bởi vậy, quá trình lấy cao răng thường gây ra chảy máu chân răng, gây tác động xấu đến răng, đến nướu.